Cô giáo Văn chấm điểm 7 cho bài phân tích 'Sóng' gây tranh cãi, nhưng đáng lưu tâm lại nằm ở chỗ khác

23/07/2021 21:29:50

Các ý kiến phần đông đang có xu hướng bài xích tác giả, họ cho rằng bài văn dùng ngôn ngữ quá cầu kỳ, "tỏ vẻ bác học" gây ra sự khiên cưỡng không phù hợp với việc phân tích 1 bài thơ giản dị đầy cảm xúc như "Sóng". Nhưng...

Bài văn tạo sóng dư luận khi phân tích "Sóng"

Người ta diễu rằng đây là Bài văn tạo sóng dư luận khi phân tích "Sóng". Dù lúc đầu nhiều người nhầm lẫn cho rằng đây là bài văn cao điểm nhất năm nay. Nhưng thực tế đây không phải là 1 bài thi, mà là 1 bài viết có tính đóng góp của 1 gương mặt thủ khoa năm trước.

Cô giáo Văn chấm điểm 7 cho bài phân tích 'Sóng' gây tranh cãi, nhưng đáng lưu tâm lại nằm ở chỗ khác
Tác giả Võ Lập Phúc vốn là thủ khoa Trường ĐH Sư phạm TP.HCM năm 2020

Tác giả Võ Lập Phúc vốn là thủ khoa Trường ĐH Sư phạm TP.HCM năm 2020, cũng đồng thời là thủ khoa toàn quốc khối D14. Bài viết của cậu đang gây tranh luận trên khắp các diễn đàn, tạo sóng dư luận không ngừng.

Số đông nhận xét cho rằng ngôn ngữ của tác giả có tính triết học, trừu tượng và quá nhiều từ ngữ cầu kỳ kiểu "khoe chữ" nên đã làm mất đi hơi thở tự nhiên khiến người đọc thấy mệt.

Còn chưa nói giọng văn quá già đời giống của 1 người tầm tuổi U40, trong khi thực tế là 1 cậu chàng năm trước còn học THPT. Góc nào đó nó cũng tương đồng với 1 số ý kiến khen rằng: "Bấy nhiêu tuổi mà viết được 1 bài văn như vậy là quá xuất sắc".

Cách phân tích thơ có tính lý luận cao, dùng nhiều từ khó nên người ta cho rằng nó như 1 bài triết học khô khan với những từ ngữ có vẻ uyên bác, cầu kỳ khiến nhiều người đọc... "không vào".

Cô giáo Văn chấm điểm 7 cho bài phân tích 'Sóng' gây tranh cãi, nhưng đáng lưu tâm lại nằm ở chỗ khác - 1
Bài viết gây bão khi phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

Những từ ngữ "cầu kỳ" kiểu như thế này: Nhánh rẽ, tách chiết, tiết điệu, sự luân lưu của gió biển, sự táp gạo vào lòng cát bãi, sự bấu rễ vào lòng thi từ, nảy nở những diện mạo phát sinh, tiết điệu thơ, sự vận động chủ lưu, miền hồn, cương tỏa...

Một cô giáo Văn (giấu tên) đã nhận xét:

"Bài viết khuôn mẫu, mô thức, quy củ, nhưng thiếu lửa: Lửa tình yêu khi phân tích. Thiếu sự phân tích trọn vẹn về câu chữ của nhà văn, thiếu cảm phần ngữ âm.

Bài viết sang trọng mực thước nhưng không đọng trong tim người được. Ngôn từ hoa mĩ nhưng thiếu những cảm xúc chân thật! Tình yêu trong bài Sóng của Xuân Quỳnh khát khao cháy bỏng lắm mà bài văn tuy dài nhưng lại thiếu lột tả được nó ra. Tuy nhiên, công sức của ác".

Theo cô giáo này nếu chấm bài văn cô sẽ cho điểm 7.

Cũng có ý kiến nhận xét khá thẳng thắn thế này: "Nếu bạn có thể tiết chế, kiểm soát điều này thì tốt. Bạn có khả năng thành một thiên tài. Nhưng nếu không thể tiết chế, khả năng bạn trở thành lập dị, tâm thần".

Ai đó nói rằng "Như 1 bộ phim vậy... dài quá, kịch tính quá khiến người xem bị mệt. Vừa đủ thôi, nhưng đọc có cảm xúc là được!" cũng đúng.

Phản đối giáo dục kiểu rập khuôn, thiếu tính sáng tạo, nhưng lại "ném đá" 1 bài văn phân tích theo hơi hướng Triết học?

Tuy sự thực việc khen chê 1 bài văn trên MXH cũng là bình thường. Tuy nhiên, tâm lý số đông chúng ta vẫn là khen thì tâng lên trời, nhưng ném đá thì cho nát tan.

Ở ý kiến khen nhiều người cho rằng tác giả đã sử dụng ngôn ngữ xuất sắc và bài văn này nếu đem thi đi sẽ có 1 cộng đồng của riêng nó.

- Đây là 1 cậu chàng rất cầu tiến, dù đã là sinh viên nhưng vẫn sẵn sàng viết bài phân tích văn dành cho khóa giới, cách mà nhiều người không chọn làm vì thơ ơ với thời cuộc hoặc "không rảnh".

- Bài văn cũng không ngô nghê như ai đó có thể hùa theo đám đông mà cười cợt. Với cách viết như vậy dù gì cũng rất đáng khen. "Bạn ấy sử dụng những cụm từ mà một người trưởng thành, từng trải cũng phải đọc đi đọc lại. Câu từ và lập luận chững chạc và là 1 người rất chỉn chu ở tuổi mới qua 18".

- Và cuối cùng hãy nghe ý kiến chân thành này: "Cả xã hội yêu cầu văn học phải được cảm nhận theo cảm quan của mỗi người, phản đối giáo dục rập khuân hiện hành. Nhưng khi một bài văn cảm nhận mang hơi hướng triết học khác lạ, số đông liền bài xích, ném đá".

Có những ý kiến nặng lời, có sự phủ định sạch trơn, có cả những lời lăng mạ...

Đồng ý chúng ta cũng có thể khen chê ai đó bằng cách đóng góp ý kiến của mình. Tuy nhiên, cách đánh giá văn minh luôn là cần thiết.

Văn học cũng như con người, chúng ta cũng cần chấp nhận những cá thể riêng biệt

Xấu, tốt vẫn có thể nêu ý kiến nhưng đừng mang lại luồng tư tưởng tiêu cực cho ai khác. Thậm chí, nó có thể gây ra áp lực cho chàng trai đã viết bài văn bằng thiện chí học hỏi với cách nghĩ, cách làm đầy tính tích cực.

Cô giáo Văn chấm điểm 7 cho bài phân tích 'Sóng' gây tranh cãi, nhưng đáng lưu tâm lại nằm ở chỗ khác - 2

Cô giáo Văn chấm điểm 7 cho bài phân tích 'Sóng' gây tranh cãi, nhưng đáng lưu tâm lại nằm ở chỗ khác - 3
1 bài văn cảm nhận theo hơi hướng Triết học bị "ném đá", có đáng không?

Chúng ta chê người khác về cách sử dụng ngôn từ bằng 1 loại ngôn từ xấu xí, như thế có đúng không? Cần sử dụng ngôn từ hợp lý trong lời ăn tiếng nói hàng ngày tránh những lời nói có tính sát thương bằng những đóng góp có tính văn minh. 

Văn học cũng như con người, chúng ta cũng cần chấp nhận những cá thể riêng biệt.

Và dù ngay cả bạn có không hài lòng về bài văn thì chàng trai này cũng là 1 người có lối sống cầu tiến, tích cực và rất ham học hỏi khi đã đóng góp 1 bài văn "khá chất" dù tính về phận sự của cậu đã hoàn thành từ mùa thi năm trước. Đó chẳng phải là 1 điều rất đáng khen ngợi hay sao?

Theo ĐX (Pháp Luật & Bạn Đọc)