Khi nghệ sĩ được trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT mà không được nhân dân biết tới và chuyện nghệ sĩ chỉ được truy tặng danh hiệu khi đã qua đời...
Là một ông giáo về hưu luôn quan tâm đến văn nghệ nước nhà, có thể nói tôi đã chứng kiến sự biến đổi, trưởng thành trong nghiệp diễn của khá nhiều nghệ sĩ Việt. Danh hiệu NSND và NSƯT là hai danh hiệu cao quý, có ý nghĩa thiêng liêng, là món quà tinh thần vô giá cho các anh chị em hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp. Có bốn tiêu chí được đưa ra trong quá trình xét tặng: Trung thành với đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng, có đủ huy chương, được bạn nghề tôn trọng và được khán giả mến mộ. Thế nhưng, nghệ sĩ có đủ tiêu chí trên cũng khó vượt qua được vòng bỏ phiếu chuyên môn hết sức khó nhằn của bốn hội đồng xét duyệt, từ cơ sở cho tới hội đồng cấp quốc gia.
Chẳng hạn như nghệ sĩ Chí Trung, anh không thiếu huy chương ở các kỳ hội diễn (6 huy chương vàng, 8 huy chương bạc mà vẫn…"tạch" danh hiệu vì không đạt 90% số phiếu ủng hộ của hội đồng. Sau khi biết tin, Chí Trung có viết mấy dòng lên "phây búc", trong đó có đoạn:
"Công việc vẫn trôi, người vẫn đi
Vài ba danh hiệu, có đáng gì"
Ảnh: Một số biểu mẫu trong Hồ sơ xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT |
Khi danh hiệu nghệ sĩ nhân dân được trao cho một nghệ sĩ không được nhân dân biết tới thì danh hiệu đó có còn thể hiện sự tri ân của nhà nước đối với quá trình nỗ lực cống hiến, đóng góp hết mình phục vụ nhân dân, phục vụ nghệ thuật của nghệ sĩ nữa hay không? Mặt khác, bản thân nghệ sĩ cũng rất sợ những thủ tục lằng nhằng khi làm hồ sơ xét tặng. Họ rất ngại khai huy chương, ngại viết tờ đơn “xin xét tuyển”, ngại đi ngược với giá trị cốt lõi của nghệ thuật.
Theo Nguoiduatin.vn