Từ trước đến nay, chúng ta vẫn luôn dùng nước đun sôi để nguội như một loại nước uống hàng ngày. Uống nước đem lại rất nhiều lợi ích sức khỏe cũng như giúp mọi hoạt động được vận hành trơn tru. Thế nhưng, dạo gần đây liên tục xuất hiện những tin đồn uống nước đun sôi để nguội sẽ bị ung thư khiến người dân vô cùng hoang mang, lo lắng. Vậy, thực hư của vấn đề này là sao? Chuyên gia sẽ giải đáp ngay trong phần dưới bài viết này.
Kiểu dùng dầu ăn gây ung thư được chuyên gia cảnh báo, đáng tiếc dường như nhà nào cũng mắc
Hỏi: Dạo gần đây tôi thấy trên TikTok liên tục chia sẻ những video nói uống nước đun sôi để nguội sẽ bị ung thư. Cụ thể, nước đun sôi ở 100 độ C có thể tiêu diệt được vi khuẩn nhưng khi để nguội thì vi khuẩn sẽ quay lại sau 24 giờ.
Nước để càng lâu càng tạo điều kiện môi trường cho vi khuẩn quay lại vì lúc này oxy đã bay đi hết, chất vô cơ lắng xuống. Ngoài ra, nước đun sôi để nguội sản sinh ra muối nitrat, khi uống vào cơ thể sẽ trở thành axit nitric. Nitric làm hỏng chức năng vận chuyển trong máu, làm tăng nhịp tim, hô hấp khó khăn. Ở nhiệt độ cao, nitric sẽ chuyển đổi thành nitrosamine, là chất gây ung thư. Xin hỏi chuyên gia, điều này có đúng hay không?
Uống nước đun sôi để nguội có thể gây ung thư hay không?
Thông tin uống nước đun sôi để nguội có nguy cơ bị ung thư hay mắc bệnh nói chung như bạn đặt ra là không chính xác.
Những lý giải về việc uống nước bị ung thư được đưa ra như trên hoàn toàn phản khoa học.
Bởi lẽ, nitrat thường chứa nhiều trong đồ ăn, thực phẩm chứ nước lọc uống hàng ngày thì cực ít. Chưa kể, chuyển đổi từ nitric sang nitrat thì dễ chứ từ nitrat sang nitric lại không đơn giản như vậy, với nước uống hàng ngày là không thể. Tất cả những điều này đều được ghi rõ trong tiêu chuẩn nước ăn uống.
Từ công đoạn chuyển đổi này đã vô lý, phản khoa học thì bạn không cần thiết phải lo lắng nước đun sôi để nguội hàng ngày gây ung thư hay bất cứ bệnh nào khác. Tất nhiên là bạn nên uống nước đun sôi trong vòng 24 giờ, bảo quản nước trong bình có nắp đậy kín, sạch sẽ để tránh bị bụi bẩn, vi khuẩn tấn công.
Chúc bạn vui khỏe!
PGS.TS Trần Hồng Côn (khóa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN)
Theo TH (Nhịp Sống Việt)