Tiểu Thu, 27 tuổi, sống ở Quảng Châu, Trung Quốc, cô tốt nghiệp ngành giáo dục năm 2017. Hiện tại cô đang là giáo viên chủ nhiệm lớp 12. Cách đây 6 tháng, Tiểu Thu thường xuyên cảm thấy cơ thể mệt mỏi, kèm theo đau bụng, lúc đầu cô nghĩ có thể là do đến kỳ kinh nguyệt nên cũng không đến bệnh viện để kiểm tra.
Tuy nhiên, thời gian gần đây tình hình đột ngột xấu đi, Tiểu Thu bắt đầu cảm thấy buồn nôn, nôn mửa, đau tức vùng bụng trên, phờ phạc và khó chịu, lúc này các giáo viên khác phát hiện và yêu cầu cô đi khám.
Sau một loạt các cuộc kiểm tra CT, bác sĩ nói với cô rằng, cô đang ở giai đoạn cuối của ung thư gan, các tế bào ung thư đã di căn đến phổi và việc phẫu thuật là vô ích. Tiểu Thu rất sốc, nhưng cô vẫn muốn đứng lớp cùng các học sinh thân yêu với chút sức lực cuối cùng. Sau một thời gian khi bệnh tình chuyển biến nặng cô mới vào bệnh viện thực hiện hóa xạ trị, nhưng cuối cùng Tiểu Thu đã qua đời vào cuối tháng 7 năm nay, khi mới 27 tuổi.
Trong thời gian điều trị, Tiểu Thu có chia sẻ với các bác sĩ rằng, khi mới ra trường, kinh nghiệm đứng lớp ít, bắt đầu được nhận vào một trường cấp 3 để giảng dạy, vì lo lắng điểm số của học sinh không tốt, kết quả là 2 năm đầu đi làm, cô hầu như không ngủ trước 12 giờ đêm. Sau này, khi trở thành giáo viên chủ nhiệm, cô bận rộn hơn, việc thức khuya ngày càng nhiều, đây đã trở thành thói quen. Ngoài ra, do áp lực công việc cộng thêm gia đình xảy ra nhiều chuyện dẫn đến cô bị trầm cảm kéo dài. Bác sĩ cho biết, đây chính là 2 nguyên nhân làm tổn thương gan.
Do đó, trước khi qua đời, Tiểu Thu nhắc nhở không chỉ người già, đặc biệt những người trẻ hãy cố gắng đi ngủ sớm, thức dậy sớm, tránh việc thức khuya và dù bản thân trong hoàn cảnh nào cũng nên sống tích cực, lạc quan, bởi tâm trạng ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe.
3 thói quen khiến người trẻ trở thành mục tiêu của bệnh ung thư gan
Thức khuya
Việc thường xuyên thức đêm không chỉ khiến cơ thể thiếu ngủ, sức đề kháng giảm mà còn ảnh hưởng đến quá trình tự phục hồi của gan vào ban đêm. Việc sửa chữa gan cần được thực hiện trong giấc ngủ sâu. Thức khuya khiến gan không thể hoàn thành việc đào thải chất độc dẫn đến không thể tạo ra máu tươi, về lâu dài các tế bào gan bị tổn thương khó sửa chữa, nặng hơn sẽ gây hại cho cơ thể.
Chán nản hoặc căng thẳng
Gan có chức năng nạo vét, suy nhược lâu ngày hoặc áp lực tâm lý quá mức sẽ khiến gan bị tổn thương, khiến khí huyết kém, cơ thể suy nhược. Vì vậy, cần chú ý thái độ sống lạc quan, tích cực, tâm trạng vui vẻ, từ đó giúp giảm bớt áp lực cho gan.
Gan sợ rượu
Dù là loại rượu nào, chỉ cần là rượu bia thì đều gây hại cho gan ở các mức độ khác nhau. Đó là do sau khi rượu bia vào dạ dày, chỉ có 10% được tiêu hóa ở dạ dày, 90% còn lại được chuyển hóa qua gan. Ethanol, thành phần chính của rượu có thể trực tiếp kích thích và làm tổn thương tế bào gan, lạm dụng rượu trong thời gian dài dễ gây viêm gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan.
Bác sĩ cảnh báo: Để phòng ngừa ung thư gan, cần làm 3 việc sau
1. Không ăn thức ăn bị mốc
Đậu phộng, ngô, gạo, khoai… bị mốc do chứa lượng lớn "aflatoxin" nên cần được loại bỏ kịp thời. Aflatoxin là chất gây ung thư mạnh nhất và nó thường được tìm thấy trong các sản phẩm kém chất lượng, chẳng hạn như dầu thải, dầu đậu phộng kém chất lượng, và sữa kém chất lượng.
2. An tâm giúp dưỡng gan
Tức giận có thể làm tổn thương gan, bởi vì tức giận có thể làm cho gan khí bị đảo lộn, khí huyết tràn ra ngoài làm tổn hại chức năng gan. Vì vậy, muốn gan khỏe thì phải học cách kiềm chế cơn nóng giận, cố gắng bình tĩnh, lạc quan, vui vẻ để lửa gan được dập tắt, khí gan phát triển bình thường, điều hòa nhịp nhàng.
3. Khám sức khỏe định kỳ
Gan là cơ quan "không đau", gan chỉ phát tín hiệu khi bệnh gan đã nặng, vì vậy cần hình thành thói quen tốt đi khám sức khỏe định kỳ, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Nam giới trên 40 tuổi hoặc nữ giới trên 50 tuổi, người uống rượu bia lâu năm, người mắc bệnh tiểu đường nên đến bệnh viện để khám sức khỏe định kỳ hàng năm.
Theo Hà Vũ (Trí Thức Trẻ)