Vào năm 2016, gần 200 nhà khoa học đã kiến nghị Liên Hợp Quốc phải đưa ra những cảnh báo kịp thời và hướng người dùng hiểu được tác hại do bức xạ phát ra từ các thiết bị điện tử như điện thoại di động, máy tính xách tay,... tuy đã được tiếp cận nhưng đa số người dùng vẫn còn trong tâm thế “coi như không” và mặc kệ.
Điều này cũng khá dễ hiểu vì điện thoại đã dần trở thành vật bất ly thân của mỗi người và chúng có khả năng gây nghiện, nhưng theo Martin Blank, cựu giảng viên nghiên cứu ảnh hưởng của bức xạ lên tế bào tại Trung tâm Y tế Đại học Columbia cho biết: “Các thiết bị điện tử thậm chí có thể gây tổn hại đến tế bào trong cơ thể và sớm hay muộn cũng dẫn con người đi đến cái chết”.
Các nhà khoa học cảnh báo trẻ em sẽ là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nhất nếu tiếp xúc nhiều với điện thoại di động, vì hộp sọ của trẻ nhỏ mỏng hơn rất nhiều so với người lớn do vậy bức xạ điện từ tác động vào não bộ của trẻ em sẽ hấp thụ cao hơn gấp nhiều lần so với người lớn, vì vậy trước khi để những điều đáng tiếc xảy ra cha mẹ cần có biện pháp để con hạn chế tiếp xúc với điện thoại và đầu tiên chính cha mẹ là người phải tiên phong làm gương.
Nhưng nếu do yếu tố công việc hoặc một vài lý do nào đó buộc phải sử dụng điện thoại di động thì cũng cần tránh xa nó vào những thời điểm dưới đây:
2 thời điểm bức xạ điện thoại tăng gấp 1000 lần
Lúc bức xạ cao nhất là khi điện thoại gần hết, cạn kiệt pin
Nghiên cứu khoa học cho rằng, khi nguồn năng lượng của điện thoại bắt đầu cạn kiệt, chỉ còn số % pin thấp thì cũng là lúc bức xạ của nó tăng lên gấp 1.000 lần so với bình thường. Lúc này nếu bạn vẫn cố dùng điện thoại thì bức xạ sẽ ảnh hưởng tới não bộ, lâu ngày có thể bị ung thư, thiệt mạng...
Đặc biệt là với trẻ em, các nghiên cứu cho biết, bức xạ điện thoại sẽ khiến 40% khả năng phát triển não bộ của con trẻ bị chậm lại. Nguyên do là hộp sọ của trẻ mỏng và dễ hấp thụ hơn người lớn. Để trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh tiếp xúc với bức xạ điện thoại lâu ngày sẽ khiến trẻ bị kém thông minh, suy giảm thị lực...
Khi điện thoại đang sạc
Đã có không ít trường hợp tử vong do dùng điện thoại khi đang sạc. Bỏ qua những nguyên nhân do sạc kém chất lượng, điện thoại tuổi thọ đã quá cao gây cháy nổ, nguy hiểm tính mạng con người thì khi vừa sạc vừa dùng lượng bức xạ mà nó phát ra cũng rất lớn. Khi này, nó sẽ khiến con người phải tiếp xúc với bức xạ độc hại, ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt là não bộ.
Ngoài ra, đừng sử dụng điện thoại trong những trường hợp sau:
Nghe điện thoại khi trời mưa
Vào mùa mưa, nhất là những cơn mưa đầu mùa thường hay đi kèm theo sét, đây là một hiện tượng tự nhiên được hình thành bởi sự tích tụ điện trong khí quyển ở giữa các đám mây và mặt đất, hay là những đám mây mang điện tích trái dấu. Sét rất nguy hiểm, nên nhiều người đã thiệt mạng vì bị sét đánh trúng. Do vậy khi đi dưới mưa thậm chí là trong nhà mà trời đang mưa kèm theo giông thì bạn cũng không nên sử dụng điện thoại.
Dùng điện thoại trước khi ngủ
Trước khi ngủ là thời điểm tệ nhất để bạn sử dụng điện thoại, vì qua nhiều nghiên cứu cho thấy ánh sáng từ màn hình điện thoại có thể là nguyên nhân gây chết các tế bào võng mạc và làm kém thị lực. Đặc biệt là khi sử dụng điện thoại di động trong phòng tối hoặc thiếu sáng trong một thời gian dài làm khô võng mạc và thậm chí dẫn đến gây mù lòa.
Vừa đi vệ sinh vừa dùng điện thoại
Sử dụng điện thoại di động lúc đi vệ sinh là thói quen không tốt của rất nhiều người, vì nhà vệ sinh là nơi ẩn chứa nhiều của rất nhiều loại vi khuẩn nhất đặc biệt là E.coli (một loại vi khuẩn gây ra tiêu chảy và các bệnh về đường ruột khác). Do vậy sau khi đi vệ sinh vi khuẩn có thể dễ dàng bám vào điện thoại, tay và quần áo, mặc dù bạn có thể rửa tay và vệ sinh sạch sẽ nhưng nên nhớ hàng triệu vi khuẩn gây bệnh đang nằm trên điện thoại của bạn, lâu ngày chúng tích tụ và xâm nhập vào cơ thể và gây hại.
Ngoài ra khi vào nhà vệ sinh việc sử dụng điện thoại di động làm bạn quên mất mình đang làm gì, gây mất thời gian, đồng thời nếu ngồi sai tư thế trong thời gian dài làm máu không lưu thông, gây hiện tượng choáng và xây xẩm mặt mày. Về lâu về dài vì thiếu máu lên não có thể gây suy giảm trí lực và não thoái hóa nhanh chóng.
Để bảo vệ sức khỏe, tránh bức xạ từ điện thoại di động thì mọi người hãy lưu ý:
- Sử dụng loa hoặc tai nghe: Không nên để điện thoại trực tiếp, gần tai mà hãy đeo tai nghe, dùng loa ngoài để bảo vệ, tránh bị bức xạ xâm nhập cơ thể.
- Giữ điện thoại ở xa cơ thể của bạn: Khi sạc điện thoại thì nên để nó cách xa mình tránh cho cơ thể bị ảnh hưởng và tổn thương từ những bức xạ nó đang phát ra, giảm lượng phóng xạ đáng kể hấp thụ vào não.
- Không để điện thoại dưới gối hoặc cất trong túi quần: Điện thoại vẫn phát ra bức xạ ngay cả khi chúng ta không dùng. Nó vẫn sẽ ra tín hiệu liên tục để kết nối với các tháp điện thoại di động gần đó. Tốt hơn hết, hãy đặt chế độ máy bay khi đi ngủ để tắt toàn bộ đường truyền, ngăn chặn toàn bộ bức xạ.
- Nhắn tin nhiều hơn và gọi điện ít hơn: Điện thoại phát ra bức xạ khi nhắn tin ít hơn khi gọi điện thoại.
PN (SHTT)