Sau khi uống 1 viên thuốc an thần, nam sinh 17 tuổi rơi từ tầng 7 xuống mà không hề nhớ gì, BS cảnh báo 3 điều tuyệt đối không được làm khi mất ngủ

29/12/2021 08:15:41

Nhớ ra mẹ có thuốc an thần, Tiểu Dương rón rén đi tìm và chỉ uống đúng 1 viên rồi trèo lên giường. Sau đó, khi cậu tỉnh dậy đã thấy mình nằm trong bệnh viện.

Tiểu Dương năm nay 17 tuổi, đang trong năm học cuối cấp nên vô cùng bận rộn và áp lực. Mẹ của cậu cho biết, bắt đầu từ học kỳ 1 của lớp 11 là Tiểu Dương đã thường xuyên phải học thêm buổi tối, cuối tuần có giáo viên phụ đạo và sẽ phải thức khuya ôn bài vào các kỳ thi.

Lo lắng con trai học hành quá sức, mẹ Tiểu Dương ngày nào cũng nấu nhiều món ngon để tẩm bổ và thường xuyên hỏi han tình hình sức khỏe của con. Thế nhưng, tính cậu vốn ít nói, lại sớm hiểu chuyện nên lúc nào cũng mỉm cười bảo mẹ mình không mệt chút nào.

Gần 1 tháng trở lại đây, Tiểu Dương thường xuyên trong trạng thái mệt mỏi, mắt thâm quầng vì thiếu ngủ. Đỉnh điểm là 1 tuần trước, cậu bắt đầu rơi vào tình trạng mất ngủ, đã 2 ngày gần như thức trắng cả đêm.

Đến đêm thứ 3 thì cậu không thể chịu đựng nổi nữa. Cậu kể lại, toàn thân mỏi nhừ, 2 mắt muốn dính chặt lại nhưng nằm bao lâu cũng không thể ngủ được. Hơn nữa, ngày hôm sau có tiết kiểm tra quan trọng lại càng khiến cậu bứt rứt không yên.

Sau khi uống 1 viên thuốc an thần, nam sinh 17 tuổi rơi từ tầng 7 xuống mà không hề nhớ gì, BS cảnh báo 3 điều tuyệt đối không được làm khi mất ngủ

Nhớ ra mẹ có thuốc an thần, Tiểu Dương rón rén đi tìm và chỉ uống đúng 1 viên rồi trèo lên giường. Sau đó, khi cậu tỉnh dậy đã thấy mình nằm trong bệnh viện. Mùi khử trùng xộc thẳng vào mũi còn cả người thì đau như bị vỡ ra từng mảnh, không thể nào cử động được.

Hóa ra, sau khi uống thuốc của mẹ, cậu đã bị rơi từ tầng 7 xuống mà hoàn toàn không nhớ gì. Cũng may, cậu bị kẹt lại trên mái che bằng tôn ở tầng 1, sau đó lăn xuống khu đất mềm dùng để trồng rau trong vườn.

Đúng lúc đó, bố cậu đang đi vệ sinh, nghe tiếng động lạ nên vội vàng chạy xuống. Thấy con trai bị thương nặng, nằm bất tỉnh trên nền đất ẩm ướt, ông hốt hoảng gọi xe cấp cứu ngay lập tức.

Bác sĩ cho biết, thật may mắn khi rơi từ độ cao đó mà Tiểu Dương vẫn có thể giữ được tính mạng. Chụp cắt lớp vi tính toàn thân cho thấy nhiều mô mềm trên khắp cơ thể bị rách, dập nát và sưng tấy. Mất máu khá nhiều nhưng may là không có xuất huyết trong não, lồng ngực hay khoang bụng.

Tuy nhiên, hình ảnh x-quang chỉ ra tình trạng gãy đốt sống lưng khá nghiêm trọng. Vì bệnh nhân còn trẻ tuổi nên bệnh viện lập tức thành lập nhóm hội chẩn, quyết định điều trị bằng phương pháp tối ưu xử lý chấn thương kết hợp với chỉnh hình mà không phẫu thuật, tránh để lại di chứng sau này.

Sau 5 ngày điều trị, Tiểu Dương bắt đầu hồi phục rất nhanh. Mặc dù toàn thân chằng chịt băng gạc, phần eo phải dùng nẹp cố định nhưng hiện tại cậu đã có thể di chuyển chậm bằng xe lăn. Cậu cho biết, dù cố gắng mấy vẫn không thể nhớ ra chuyện gì đã xảy ra sau khi uống thuốc và hiện tại chỉ muốn mau chóng được về nhà.

Sau khi uống 1 viên thuốc an thần, nam sinh 17 tuổi rơi từ tầng 7 xuống mà không hề nhớ gì, BS cảnh báo 3 điều tuyệt đối không được làm khi mất ngủ - 1
Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Dựa vào điều tra của cảnh sát, lời kể của người nhà và phân tích chấn thương từ bác sĩ thì có 2 khả năng dẫn đến sự việc. Một là Tiểu Dương đã tự nhảy xuống và hai là cậu bị trượt chân. Tuy nhiên, cả 2 đều xảy ra trong trạng thái không tỉnh táo và lan can ban công lại khá cao để dẫn tới tai nạn vô tình.

Bác sĩ điều trị của Tiểu Dương cho biết, trong thực tế lâm sàng, có rất nhiều trường hợp bị mộng du, mất tự chủ hoặc mất ý thức tạm thời sau khi dùng thuốc ngủ. Không ít trường hợp còn tự lái xe gây tai nạn nhưng lại không hề nhớ chuyện đã xảy ra.

Với trường hợp của Tiểu Dương, cậu đã mắc sai lầm khi uống thuốc ngủ của người khác mà chưa được bác sĩ thăm khám và không có sự tìm hiểu về thuốc. Loại thuốc mà mẹ cậu đang sử dụng được kê đơn riêng trong 1 đơn thuốc gồm nhiều loại cho người trưởng thành, bị mất ngủ kinh niên và có triệu chứng trầm cảm do rối loạn lo âu.

Hơn nữa, việc uống thuốc ngủ lần đầu trong trạng thái tinh thần không tốt cũng là nguyên nhân khiến vụ việc đáng tiếc xảy ra.

3 điều cần đặc biệt lưu ý khi gặp tình trạng mất ngủ

Việc uống thuốc ngủ lần đầu trong trạng thái tinh thần không tốt cũng là nguyên nhân khiến vụ việc đáng tiếc xảy ra. Vì vậy, bác sĩ nhắc nhở có 3 điều cần đặc biệt lưu ý khi gặp tình trạng mất ngủ, đó là:

- Không tự ý dùng thuốc ngủ. Nếu bị rối loạn giấc ngủ ngắn hạn nên chú trọng tìm ra nguyên nhân sâu xa để điều trị tận gốc thay vì dùng thuốc.

Sau khi uống 1 viên thuốc an thần, nam sinh 17 tuổi rơi từ tầng 7 xuống mà không hề nhớ gì, BS cảnh báo 3 điều tuyệt đối không được làm khi mất ngủ - 2

- Nếu bị mất ngủ lâu ngày, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám. Chỉ dùng thuốc ngủ khi được bác sĩ kê đơn, không bao giờ tùy tiện uống thuốc ngủ của người khác.

- Những người đã dùng thuốc ngủ lâu ngày nên thường xuyên trao đổi với bác sĩ tình hình sau khi uống thuốc. Không nên yêu cầu bác sĩ tăng liều lượng hoặc tự ý tăng liều lượng bằng cách mua bên ngoài.

Lạm dụng thuốc an thần tây y để chữa mất ngủ – hiểm họa khó lường

Nhờn thuốc

Thuốc an thần có tác dụng ức chế hoạt động thần kinh, gây ra trạng thái buồn ngủ cho cơ thể. Do đó, nhiều người mất ngủ đã tự tìm tới các thuốc này bất chấp những khuyến cáo ảnh hưởng tới não bộ cũng như những hệ lụy khác khi lạm dụng thuốc.

Nhiều người có thói quen tự mua các loại thuốc an thần và tự ý sử dụng không đúng liều lượng. Hành động này không chỉ làm giảm tác dụng của thuốc, mà còn dễ gây ra hiện tượng nhờn thuốc.

Thực tế cho thấy, có nhiều trường hợp sử dụng các loại thuốc an thần trị mất ngủ có tác dụng rõ rệt trong thời gian đầu. Tuy nhiên, sau đó, mất ngủ càng trở nên trầm trọng, thậm chí cả khi đã sử dụng thuốc an thần hay sau khi tăng liều sử dụng.

Lệ thuộc thuốc, nghiện thuốc

Ngoài tác dụng gây ngủ, các thuốc an thần còn giúp thư giãn cơ thể. Tuy nhiên, nếu dùng thuốc không theo chỉ định của bác sỹ, có nguy cơ bị lệ thuộc thuốc.

Khi sử dụng các thuốc an thần này, đầu tiên, người bệnh sẽ nhận thấy các tác dụng với chỉ một liều thấp. Sau đó, để đạt được cảm giác dễ chịu ban đầu, người ta phải dần dần tăng liều. Hiện tượng này gọi là dung nạp thuốc. Nhiều thuốc nhóm an thần nhẹ có thể gây ra quá trình dung nạp rất sớm. Bởi vậy, người dùng dễ dàng bị lệ thuộc các thuốc này chỉ sau một thời ngắn. Lệ thuộc thuốc an thần làm người dùng luôn luôn có nhu cầu sử dụng thuốc. Việc ngừng sử dụng hoặc kiểm soát liều dùng là rất khó thực hiện. Hậu quả là, người dùng sẽ gặp nhiều vấn đề khác về sức khỏe, tiền bạc, công việc…

Sau khi uống 1 viên thuốc an thần, nam sinh 17 tuổi rơi từ tầng 7 xuống mà không hề nhớ gì, BS cảnh báo 3 điều tuyệt đối không được làm khi mất ngủ - 3

Gây rối loạn hoạt động của não bộ

Rõ ràng, các thuốc an thần có tác dụng trực tiếp tới hệ thần kinh gây ra các tác dụng của thuốc. Trong những trường hợp lạm dụng thuốc an thần, hệ thần kinh trung ương có thể bị ức chế, gây ra những rối loạn trong hoạt động của não bộ.

Nếu tiếp tục sử dụng các loại thuốc an thần thường xuyên còn có thể gây ra trạng thái rối loạn cảm xúc. Do đó, người bệnh có thể bị lo âu, căng thẳng kéo dài, thậm chí là trầm cảm.

Ảnh hưởng hô hấp, tim mạch

Ảnh hưởng của việc lạm dụng các thuốc an thần có thể đặc biệt nguy hiểm trong trường hợp người dùng có các vấn đề về hô hấp hay tim mạch.

Nhiều thuốc đã ghi nhận có khả năng ức chế trung tâm hô hấp. Bởi vậy, cần phải sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sỹ nếu bạn mắc các vấn đề trên.

Nhiều nghiên cứu cũng đã cho thấy, tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim trong nhóm những người thường xuyên sử dụng thuốc ngủ cũng cao hơn đáng kể so với nhóm ít hoặc hiếm khi sử dụng những thuốc này. Mặt khác, số nạn nhân của tai biến mạch máu não cũng cao gấp 3 lần trong nhóm người cao huyết áp trước đó có lệ thuộc thuốc an thần so với nhóm không lệ thuộc. Rõ ràng, lạm dụng thuốc an thần gây ngủ cũng làm tăng nguy cơ tai biến mạch não, tử vong.

PN (Nguoiduatin.vn)