Hiện nay, tỉ lệ trẻ em mắc Covid ngày càng gia tăng, đặc biệt là vì trẻ chưa được tiêm nên càng khiến các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng. Theo các bác sĩ, khi mắc bệnh, các bé có sức đề kháng tốt và không có bệnh nền thường sẽ xuất hiện triệu chứng nhẹ, sau vài ngày sẽ hồi phục. Dù vậy, bố mẹ vẫn cần chú ý chăm sóc con cẩn thận, đặc biệt là một số lưu ý sau.
Thuốc hạ sốt có thể dùng
Các thuốc hạ sốt: Khi bé sốt trên 38.5, nếu có tiền sử co giật thì > 38 độ có thể dùng thuốc.
- Nếu bé
- Bé từ 1 tuổi: Dùng dạng bột, siro như: Hapacol 150, 250 mg. Dùng liều 10-15 mg/kg cân nặng là chuẩn nhất. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng thuốc.
Kết hợp trườm ấm trán, nách, bẹn và cởi lỏng quần áo, nhiệt độ phòng mát không quá lạnh.
Chú ý: Không dùng quá liều vì có thể gây suy gan cấp, việc sử dụng thuốc Ibuprofen nên hỏi bác sĩ.
Nhóm các thuốc chữa ho
- Khi bé ho nhiều ảnh hưởng ăn uống, bú, ngủ nghỉ, chơi, học tập và ho khan mới nên dùng thuốc.
+ Khuyến khích trẻ uống nhiều nước để giảm cơn ho. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên cho trẻ bú nhiều bữa hơn. Trẻ lớn hơn có thể bổ sung thêm nước hoa quả để tăng cường vitamin và khoáng chất, giúp nâng cao sức đề kháng.
+ Sử dụng máy phun sương, tăng độ ẩm không khí.
+ Với trẻ lớn, cha mẹ có thể hướng dẫn con súc miệng bằng nước muối loãng, ấm 5-6 lần trên ngày.
- Nước muối sinh lý ấm để nhỏ vào mũi hoặc dùng chai xịt chứa nước biển sâu để rửa mũi ngày 5-6 lần.
- Một số thuốc ho sử dụng khi đã hỏi ý kiến bác sĩ: Methophan siro, AT deslotaradin, Halixol, U-thel syrupt.
- Thuốc long đờm nên dùng khi trẻ ho có đờm hoặc đờm quá đặc không khạc ra được. Tránh dùng cùng lúc thuốc long đờm với thuốc giảm ho. Nếu trẻ lớn: Neo-codion (dùng cho người lớn), trẻ > 6 tháng: Methopan siro, trẻ nhỏ: Halixol... (hỏi ý kiến bác sĩ).
Chú ý: Khi bé có biểu hiện: nhịp thở nhanh, khó thở, thở rít, đầu gật gù theo nhịp thở: nghi ngờ viêm phổi cho bé tới khám tại bệnh viện hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bù oresol đường uống cho con
- Khi bé bị sốt cao, nôn nhiều, đi ngoài nhiều (đi > 3 lần/ngày, phân lỏng hoặc tóe nước hãy chụp ảnh gửi bác sĩ).
- Với trẻ
- Nếu chưa có Oresol trong tay, mẹ có thể vắt sữa và cho bé uống bằng thìa theo cách trên.
Với trẻ >1 tuổi: cho uống 5-15 ml Oresol (tùy theo tuổi) mỗi 5 phút.
Chú ý: Không được pha Oresol vào sữa mẹ để cho con uống. Thuốc: gói vị cam, chai oresol sẵn...
Bổ sung các Vitamin và chất khoáng cho con
- Trẻ lớn cho con uống nước ép hoa quả: táo, cam, cà rốt, dưa hấu.
- Trẻ nhỏ cho tăng cường bú mẹ.
- Bổ sung các Multivitamin, vitamin nhóm B, D.
- Cho bé ăn thức ăn mềm, dễ nuốt, đầy đủ dinh dưỡng. Có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, chọn món con thích cho bé ăn.
Nếu bé nôn trớ nhiều (thường là bé từ 1-2 tuổi)
- Không cho bé bú nhiều một lần mà chia nhiều bữa nhỏ.
- Sau bú không nằm ngay hoặc nên nằm cao hơn một chút.
- Cho con bú đúng tư thế.
+ Cha mẹ cần lập tức nghiêng ngay đầu trẻ sang một bên, điều này nhằm giúp bé không bị sặc chất nôn.
+ Sau đó nhanh chóng làm sạch chất nôn trong miệng, họng và mũi trẻ (miệng trước, mũi sau) bằng cách hút hoặc quấn khăn gạc vào ngón tay thấm hết chất nôn trong mồm và họng trẻ.
+ Khum tay vỗ nhẹ hai bên lưng nhằm trấn an trẻ, đồng thời giúp trẻ ho bật nốt chất nôn còn lại trong họng ra ngoài.
+ Tuyệt đối không được bế xốc trẻ lên khi trẻ đang nôn vì sẽ làm tăng nguy cơ trào dịch ói vào phổi, rất nguy hiểm cho trẻ.
+ Nếu trẻ bị nôn trớ khi ngủ nên đặt trẻ nằm yên, kê cao đầu, đồng thời luôn để thân mình phía trên của bé cao hơn phía dưới để tránh hiện tượng trào ngược dạ dày.
+ Khi bé ngừng nôn, hãy cho bé uống một lượng nhỏ nước ấm hoặc nước điện giải sau mỗi 30 phút đến 1 tiếng. Nếu trẻ tiếp tục nôn thì cần cho uống luân phiên 50ml nước đường sau mỗi 30 phút để ổn định dạ dày cho trẻ.
Trẻ trên 2 tuổi, các mẹ có thể pha nước gừng ấm cho trẻ uống từng chút một.
+ Nếu bé biểu hiện tím tái, khó thở gọi ngay cho Bác sĩ chuyên khoa Nhi.
Luôn để trẻ trong tầm quan sát
- Chú ý chăm sóc trẻ cẩn thận, nếu có bất cứ biểu hiện gì bất thường cần phải cho trẻ đi khám.
- Cho con chơi nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh. Toàn bộ đồ chơi cần phải được khử trùng, rửa sạch sẽ. Không cho trẻ chơi, dùng chung đồ với những người khác để hạn chế tối đa lây nhiễm.
- Mặc quần áo đủ ấm, không quá dày, quá chật. Luôn để ý xem bé nóng hay lạnh bằng cách chạm vào gáy hoặc kiểm tra lưng bé.
- Mỗi bé có sức khỏe và cơ địa không giống nhau nên điều quan trọng là bố mẹ không được lạm dụng kháng sinh, không được tự ý sử dụng thuốc của người lớn cho trẻ, không nghe theo đơn thuốc của các em bé khác mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Cuối cùng, cần phải giữ thái độ bình tĩnh, lạc quan và tin tưởng vào bác sĩ có chuyên môn.
6 dấu hiệu chuyển nặng cha mẹ cần đưa đi viện ngay
- Thở nhanh;
- Khó thở, cánh mũi phập phồng;
- Rút lõm lồng ngực;
- Li bì, lờ đờ, bỏ bú/ăn uống;
- Tím tái môi đầu chi;
- SpO2 < 95%.
Ngoài ra, với 8 triệu chứng sau đây của trẻ, gia đình cần báo ngay cho nhân viên y tế:
- Sốt > 38 độ C;
- Đau rát họng, ho;
- Tiêu chảy;
- Trẻ mệt, không chịu chơi;
- Tức ngực;
- Cảm giác khó thở;
SpO2 < 96%;
- Ăn/bú kém.
Khi điều trị trẻ mắc COVID-19 mức độ nhẹ tại nhà, trường hợp điều trị không dùng thuốc cần lưu ý
- Áp dụng phòng ngừa chuẩn, đeo khẩu trang với trẻ ≥ 2 tuổi.
- Uống nhiều nước hoặc dung dịch điện giải oresol.
- Đảm bảo dinh dưỡng: bú mẹ, ăn đầy đủ.
- Vệ sinh thân thể, răng miệng, mũi họng.
- Tập thể dục tại chỗ và tập thở ít nhất 15 phút/ngày (trẻ lớn).
- Theo dõi:
+ Đo thân nhiệt tối thiểu 02 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ sốt
+ Đo SpO2 (nếu có) tối thiểu 02 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ mệt, thở nhanh/khó thở.
PN (Nguoiduatin.vn)