Những bệnh nào nên kiêng ăn thịt gà?

17/11/2019 08:21:37

Dù thịt gà rất phổ biến trong mâm cơm của người Việt nhưng những nhóm người này vẫn nên "nhịn miệng" thì hơn.

Từ xưa đến nay, dẫu đã trải qua bao thay đổi nhưng thịt gà vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mâm cơm của người Việt. Dù là cỗ cưới, cỗ cúng… hay bất kỳ dịp quan trọng nào khác chúng ta cũng không thể nào bỏ quên món gà luộc.

Sở dĩ thịt gà được người Việt ưa chuộng vì vừa thơm ngon lại đem lại giá trị dinh dưỡng cao. Nếu đem so sánh với thịt heo, thịt bò thì thịt gà còn có lượng đạm lớn hơn rất nhiều lần, trong khi đó lượng mỡ lại thấp hơn.

Theo y học hiện đại, trong 100g thịt gà mái cho 20,3g protid; 13,1g lipid; 12mg vitamin A; 6,16mg vitamin B2; 8,1mg vitamin PP; 4mg vitamin C; 12mg Ca; 200mg P; 1,5mg Fe và 200 calo...

Những bệnh nào nên kiêng ăn thịt gà?

Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông Y Hà Nội): "Trong Đông y, thịt gà gọi là kê nhục, vị ngọt, tính ấm, không độc. Có tác dụng ôn trung ích khí, bổ tinh tủy. Thường dùng cho các trường hợp gầy yếu sút cân, suy kiệt, đầy bụng không tiêu, ăn kém, tiêu chảy, lỵ, phù nề, tiểu dắt, di niệu, đái hạ, huyết trắng, sau đẻ ít sữa, bệnh đái tháo đường…".

Thịt gà bổ dưỡng như thế nào?

- Màng mề gà: Có thể bóc ra phơi hoặc sấy khô để chữa bệnh có tác dụng tiêu thức ăn, một loại thuốc tiêu hóa kiện vị, ăn uống không tiêu, màng mề gà dùng cho rất nhiều trường hợp.

Những bệnh nào nên kiêng ăn thịt gà? - 1

- Gan gà: Theo Đông y, gan gà có vị ngọt đắng, tính ấm không độc, bổ thận, tráng dương, chữa đau bụng, an thai, kém mắt, ra máu, gan gà nhiều vitamin A.

- Gà hầm sâm hồi xuyên tiêu: Gà 1 con, nhân sâm 10g, tiểu hồi 10g, xuyên tiêu 6g. Gà làm sạch, cho các vị thuốc cùng với chút rượu, đường, dầu, mắm, gia vị vào bụng gà buộc lại, thêm nước, hầm cách thủy, ăn khi đói. Dùng cho các bệnh nhân đau bụng, đầy hơi, mệt mỏi.

- Gà hầm rượu: Gà 1 con làm sạch, cho rượu vào hầm chín. Dùng cho các trường hợp thận hư, ù tai, chóng mặt.

- Gà hấp hoàng kỳ: Gà mái giò 1 con, hoàng kỳ 60g. Gà làm sạch, cho vào nồi hấp cùng hoàng kỳ, thêm gừng, hành, muối, gia vị, hầm trong 3 giờ. Dùng cho các trường hợp sa dạ dày, sa thận, sa trực tràng, sa tử cung.

Những bệnh nào nên kiêng ăn thịt gà? - 2

6 nhóm người sau nên tránh ăn nhiều thịt gà

Dù gà ngon miệng và có thể sử dụng để trị nhiều bệnh nhưng lương y Vũ Quốc Trung cho rằng không phải ai cũng nên ăn thịt gà. Nếu mắc những bệnh sau mà ăn thịt gà thì hậu quả khôn lường:

- Người mới phẫu thuật: Lương y Trung cho biết những bệnh nhân mới mổ xong mà ăn thịt gà sẽ gây cảm giác ngứa da. Dù còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người nhưng tốt nhất là tránh ăn.

- Người bị vết thương hở: Thịt gà vốn có tính nóng nên có thể gây ra hiện tượng sưng, mưng mủ vết thương. Ăn nhiều gà sẽ làm da lâu lành, dễ bị viêm nhiễm.

- Người bị huyết áp cao, bệnh tim mạch: Y học hiện đại cho biết da gà và lòng trắng trứng gà có nhiều mỡ, cholesterol nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch không nên ăn nhiều thịt gà, đặc biệt là da gà và lòng trắng trứng.

Những bệnh nào nên kiêng ăn thịt gà? - 3

- Người đang bị thủy đậu: Người bị thủy đậu nên kiêng ăn thịt gà, đặc biệt là phần da bởi nó sẽ gây ngứa, khó chịu ở các nốt thủy đậu. Đồng thời dễ để lại sẹo.

- Người đang bị táo bón, khó tiêu: Theo kinh nghiệm dân gian, ăn nhiều thịt gà rất khó tiêu. Những người có vấn đề về tiêu hóa nên tránh ăn thịt gà vì chúng không có lợi về mặt tiêu hóa, sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng.

- Người bị sỏi thận: Thịt gà được biết đến như loại thực phẩm giàu protein, có thể khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên và hình thành các loại sỏi chính vì vậy người đang mắc sỏi thận cần kiêng loại thịt thơm ngon này.

Theo Đỗ Đỗ (Báo Dân Sinh)

Nổi bật