Nhìn thùng đồ mẹ chồng dưới quê gửi lên mà tôi ngao ngán tột cùng, còn ông xã lại nói một câu bẽ bàng

07/08/2021 11:12:12

Nếu quan điểm sống quá khác nhau thì chắc chúng tôi nên ly thân một thời gian thì hơn!

Con người tôi hiện tại chỉ mang đầy nỗi bực tức và chán chường. Cuộc hôn nhân và những thành viên bên gia đình chồng khiến tôi cảm thấy ngột ngạt. Chẳng hiểu sao tôi có thể chịu đựng đến giờ phút này. Đợt giãn cách đang diễn ra giống như giọt nước tràn ly làm tôi nung nấu quyết định sẽ chấm dứt cuộc hôn nhân.

Tôi và chồng ngày trước rất hợp tính nhau từ ăn mặc cho đến tác phong làm việc, giao tiếp, ứng xử. Tuy chúng tôi yêu nhau không lâu, khoảng 8 tháng là đi đến kết hôn rồi nhưng tôi vẫn cảm nhận được rằng anh chính là người phù hợp nhất với mình. Vả lại tuổi của chúng tôi không còn trẻ, nếu có gì chưa hợp ý thì về chung một nhà sẽ dần dần thay đổi.

Ấy thế mà sau khi lấy chồng, ông xã tôi như biến thành một con người hoàn toàn khác. Tôi đẻ cho anh ấy một người con trai, vất vả khổ sở nhưng chồng chẳng đoái hoài. Suốt ngày anh chỉ gắn bó với phòng làm việc. Nếu như anh kiếm ra nhiều tiền và thuê người giúp việc thì không nói. Đằng này chồng tôi bị mê muội với biết bao triết lý sống, kinh doanh xa rời thực tế. Song anh lại đề cao chúng, coi đó là châm ngôn của cuộc đời mình.

Nhìn thùng đồ mẹ chồng dưới quê gửi lên mà tôi ngao ngán tột cùng, còn ông xã lại nói một câu bẽ bàng
Ảnh minh hoạ.

Tôi tủi thân vô cùng, toàn phải nhờ vào nhà đẻ thì mới có thể vượt qua giai đoạn khó khăn. Bố mẹ tôi rất hiền, cũng chẳng trách móc gì con rể. Chồng tôi còn được nhà bên kia chiều chuộng vì là con út nên thành ra chả ai bảo ban anh ấy. Tôi vừa phải chăm con, vừa phải tích góp từng đồng cho cuộc sống qua công việc làm thêm online.

Tư tưởng của chồng thay đổi nhưng đó chưa phải tất cả. Anh sống đúng kiểu "người rừng", tôi cũng không biết nguồn cơn của tất cả suy nghĩ ấy là từ đâu. Nhất là về sinh hoạt thường nhật. Chồng hạn chế ăn thịt động vật ở mức tối đa, chuyển sang ăn chay, nhiều rau xanh và chất xơ. Anh yếu đi nhiều, người gầy hẳn, nhìn cũng rất tội.

Chưa kể chồng còn hạn chế cả việc "sinh hoạt phòng the". Bản thân tôi dù là phụ nữ nhưng cũng có những nhu cầu cần được giải toả. Thế mà chồng chỉ thích đi ngủ sớm, bỏ mặc vợ chăm con một mình. Thậm chí, tôi đã phải lén mua "đồ chơi" người lớn về để giải tỏa lúc bí bách.

Chồng tôi đã khiến vợ bực mình, nhưng đáng nói hơn là bên nhà nội dường như hùa theo anh. Như đã đề cập ở trên, chồng tôi con út, được chiều, không ai dám nói, kẻo anh lại phản ứng gay gắt. Thời gian này đang giãn cách xã hội, mẹ chồng ở dưới quê cũng gửi đồ lên cho các con. Nhà chồng tôi có 3 anh em hai trai một gái.

Nhìn thùng đồ mẹ chồng dưới quê gửi lên mà tôi ngao ngán tột cùng, còn ông xã lại nói một câu bẽ bàng - 1
Ảnh minh hoạ.

Tôi còn nhớ cái ngày mà thùng đồ của mẹ chồng được chuyển lên trên thành phố. Hôm đó tôi lướt MXH đã thấy chị dâu và chị chồng khoe những thứ trong thùng đồ. Nào là thịt, nào là rau rồi đồ ăn vặt đa dạng cùng các đặc sản quê.

Những tưởng nhà tôi cũng được chia một phần như thế. Ngờ đâu tôi thất vọng hoàn toàn khi mở thùng đồ ra, chỉ toàn là rau và rau! Có 1 túi thịt bé tí, một chục trứng gà, lạc... nói chung toàn là những đồ chồng tôi thích ăn.

Tôi ngao ngán tột cùng, thở dài và than phiền với chồng. Trái ngược với biểu cảm của tôi là hành động mỉm cười "như vớ được vàng" của ông xã. Anh còn nói câu làm mọi cảm xúc tiêu cực trong tôi dâng lên: "Mẹ mình đúng là tâm lý. Thế này mùa dịch cũng đỡ vất vả ra ngoài mua đồ".

Thử hỏi, nhà mà chỉ ăn đạm bạc như thế ai mà sống nổi? Mẹ chồng nghĩ cho con trai bà vậy con dâu thì sao, bà định để cả cháu bà chết đói sao. Không thể chấp nhận được một cuộc sống khó chịu như vậy. Tiền trong nhà thì chồng đưa tôi ngày càng ít đi, còn chẳng đủ để mua đồ thiết yếu cho con chứ tôi nào có được bồi bổ gì đâu. Chỉ sợ rằng nếu tiếp diễn cảnh này, cơ thể và tâm trí tôi sẽ ngày một rệu rã, còn chồng thì càng sa đà vào những lý tưởng vô lý của anh. Tôi rất muốn sống ly thân một thời gian để mong chồng có thể suy nghĩ lại tất cả...

Theo M.B (Nhịp Sống Việt)