Anh Lương, một chàng trai 33 tuổi đến từ Hành Dương (Trung Quốc), là một người siêng năng và năng động. Nhà nhiều anh em, anh muốn kiếm thêm tiền để phụ giúp gia đình, may mắn là tay nghề của anh rất xuất sắc, được sếp ghi nhận nên chỉ cần có đơn hàng là anh sẽ được giao việc. Khối lượng công việc nhiều nên anh Lương cũng thường xuyên phải tăng ca hay thức khuya làm thêm giờ nhưng thu nhập hàng tháng cũng nhờ đó mà tăng lên nên anh cũng an tâm phần nào.
Mới mùa đông năm ngoái, anh Lương đã đến quán nước uống một tách cà phê để tỉnh táo khi làm việc ngoài giờ, nhưng sau khi uống cà phê, anh đột nhiên cảm thấy không khỏe, sắc mặt tái nhợt và trán đổ mồ hôi. Lúc này, đồng nghiệp nhận thấy điều bất thường thì vội vàng chạy đến, đưa anh Lương đến bệnh viện kiểm tra. Không ngờ bác sĩ phát hiện ra anh Lương đã bị ung thư dạ dày.
Trước tình hình bệnh đã ở giai đoạn nặng, tế bào ung thư di căn nhiều nơi, bác sĩ khuyến cáo nên điều trị bảo tồn, để cơ thể bớt tổn thương, không truyền hóa chất. Tuy nhiên, cuối cùng anh Lương cũng qua khỏi sau 3 tháng điều trị tích cực.
Trong quá trình chăm sóc anh Lương, các bác sĩ đã tìm hiểu bệnh sử và phát hiện anh có một thói quen rất xấu từ khi đi học đến nay đó là hay uống cà phê, khi học/làm rất dễ buồn ngủ nên để giúp bản thân tỉnh táo, anh uống cà phê mỗi ngày, bất kể sáng, trưa hay tối, mỗi ngày ít nhất là 3 cốc. Tuy nhiên, việc uống nhiều cà phê - loại thức uống kích thích, sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây đau, loét dạ dày, rồi tiến triển thành ung thư dạ dày.
Dấu hiệu ung thư dạ dày
Sụt cân: Đây là một trong những triệu chứng cơ bản khi mắc bệnh ung thư dạ dày. Tình trạng sụt cân xảy ra nhanh chóng khi bệnh bước sang giai đoạn tiến triển, thậm chí có thể giảm đến 15% trọng lượng cơ thể chỉ trong vòng 3 tháng.
Đau bụng: Bắt đầu với những cơn đau từng đợt, tuy nhiên, tình trạng đau bụng sẽ càng trở nên trầm trọng khi người bệnh bước sang những giai đoạn sau của bệnh ung thư dạ dày, thậm chí dùng thuốc cũng không thuyên giảm...
Chán ăn: Triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư dạ dày, đi kèm với nó là hiện tượng khó nuốt, cảm giác thức ăn luôn bị tắc nghẽn ở cổ họng.
Đầy bụng sau khi ăn: Người bệnh thường có cảm giác đầy bụng, khó chịu và buồn nôn sau khi ăn.
Nôn ra máu: Khi xuất hiện hiện tượng nôn ra máu thường xuyên, chúng ta cũng cần phải suy xét về khả năng mắc bệnh ung thư dạ dày.
Đi ngoài phân đen: Hầu hết triệu chứng này sẽ xuất hiện ở những người mặc bệnh viêm loét dạ dày như một dấu hiệu nhận biết bệnh có thể đã chuyển hóa thành ung thư.
Về cơ bản, những triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày gần giống với những bệnh lý dạ dày khác, vì vậy, bệnh nhân thường có tâm lý chủ quan, chỉ đi khám khi bệnh chuyển biến nghiêm trọng.
Cách phòng tránh ung thư dạ dày
Tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, giàu chất xơ, vitamin và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Hạn chế sử dụng các thực phẩm đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, nhiều muối.
Không sử dụng thuốc lá, bia rượu và các chất kích thích.
Tập luyện thể thao thường xuyên.
Cần thăm khám sớm và điều trị triệt để các bệnh về dạ dày, các khối polyp, khối u lành tính trong dạ dày
Kiểm tra định kỳ và tầm soát ung thư hệ tiêu hóa sớm nếu gia đình có người bị bệnh lý khối u, ung thư tiêu hoá…
PN (Nguoiduatin.vn)