Theo các chuyên gia, những thói quen rửa bát tưởng chừng vô hại lại đang biến bát đĩa sạch thành "ổ" vi khuẩn, nấm mốc, khiến chúng "càng rửa càng bẩn".
Điều này không chỉ tiềm ẩn nguy cơ đưa "độc tố" vào cơ thể cả nhà mà về lâu dài còn liên quan đến những căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, thậm chí là ung thư.
Dưới đây là 6 sai lầm "chết người" khi rửa bát mà hầu hết chúng ta đều mắc phải:
Ngâm bát đĩa quá lâu sau khi ăn: Thay vì rửa ngay, nhiều người có thói quen ngâm bát đĩa bẩn trong bồn hàng giờ, thậm chí để qua đêm. Chuyên gia cảnh báo, đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi chóng mặt.
Cặn thức ăn và dầu mỡ hòa quyện trong nước tạo điều kiện cho các loại khuẩn nguy hiểm như E. coli hay Salmonella phát triển. Dữ liệu đáng báo động cho thấy, ngâm bát đĩa trong nước ấm có thể làm lượng vi khuẩn tăng gấp 400 lần chỉ sau 1 giờ; sau 4 giờ, con số này còn đáng sợ hơn.
Lời khuyên là hãy gạt hết thức ăn thừa và chỉ ngâm tối đa 15-30 phút cho những món đồ khó rửa.
Xếp chồng bát đĩa ngay sau khi rửa: Dù đã rửa sạch, việc xếp chồng bát đĩa lên nhau theo chiều ngang sẽ ngăn không khí lưu thông, tạo môi trường ẩm ướt lý tưởng cho vi khuẩn phát triển trở lại.
Dữ liệu thực nghiệm cho thấy, thói quen này có thể khiến lượng vi khuẩn trên bát đĩa tăng gấp 70 lần! Ngắn hạn, nó tăng nguy cơ nhiễm khuẩn E. coli gây khó chịu đường tiêu hóa. Về lâu dài, đây còn là nguyên nhân dẫn tới nấm mốc, một loại độc tố nếu xâm nhập vào cơ thể qua thực phẩm có thể gây bệnh, thậm chí là ung thư.
Hãy luôn xếp bát đĩa thẳng đứng, có khoảng cách để chúng nhanh khô tự nhiên.
Dùng khăn lau bát đĩa quá cũ hoặc bẩn: Thói quen lau khô bát đĩa không sai, nhưng nếu dùng chiếc khăn ẩm ướt, ít giặt, cũ kỹ, nó sẽ trở thành "ổ" vi khuẩn và nấm mốc khổng lồ.
Mỗi lần bạn lau, hàng triệu mầm bệnh sẽ bám ngược trở lại bát đĩa sạch, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Đặc biệt, nấm mốc trên khăn là yếu tố nguy cơ đã được chứng minh liên quan đến ung thư dạ dày.
Chỉ tráng bát bằng duy nhất một chậu nước sạch: Nhiều người nghĩ rằng rửa sạch trong chậu rồi tráng lại một lần trong chậu nước khác là đủ và tiết kiệm nước. Tuy nhiên, phương pháp này kém hiệu quả.
Nước tráng vẫn có thể còn sót lại cặn bẩn, dầu mỡ, và hóa chất tẩy rửa. Kết hợp với thành chậu chưa được làm sạch hoàn toàn, bát đĩa sẽ không thể đạt được độ sạch lý tưởng và vẫn tiềm ẩn nguy cơ.
Tốt nhất là tráng bát đĩa dưới vòi nước chảy trực tiếp và lặp lại nhiều lần.
Tự ý pha loãng nước rửa bát: Việc pha thêm nước vào nước rửa bát gốc để tiết kiệm hay tạo nhiều bọt hơn lại làm giảm đáng kể hiệu quả làm sạch.
Nguy hiểm hơn, việc pha nước trực tiếp vào chai nước rửa bát sau khi mở nắp tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc xâm nhập, sinh sôi ngay trong chai, làm biến đổi tính chất của nước rửa bát, khiến nó trở thành nguồn gây bẩn, thậm chí gây độc cho bát đĩa mỗi lần dùng.
Chỉ chần bát đĩa qua nước sôi để khử trùng: Nhiều người tin rằng dội nước sôi lên bát đĩa là đủ để diệt khuẩn, nhưng thói quen này được đánh giá là "lãng phí công sức".
Việc chỉ chần qua nước sôi trong thời gian ngắn không mang lại hiệu quả như mong đợi; các thí nghiệm cho thấy nó chỉ làm giảm lượng vi khuẩn xuống dưới 10%. Để thực sự tiêu diệt mầm bệnh, cần đun sôi bát đĩa trong nước nóng khoảng 10 phút, phương pháp này có thể loại bỏ tới 90% vi khuẩn.
Sau khi khử trùng bằng cách đun sôi, hãy đảm bảo đồ dùng được để khô hoàn toàn ở nơi khô ráo, thoáng khí trước khi cất giữ để tránh ẩm mốc phát triển trở lại.
Hãy thay đổi ngay những thói quen tưởng bình thường này để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình!
QT (SHTT)