Cô bé 10 tuổi vào viện phẫu thuật não chỉ vì nặn mụn đầu đen
Tiểu Mỹ ở Tế Nam (Trung Quốc) năm nay 10 tuổi, cô bé đang học lớp 5. Khoảng hai tuần trước, Tiểu Mỹ có các triệu chứng như sốt nhẹ, chóng mặt, buồn ngủ. Mọi người trong gia đình cho rằng có thể cô bé bị cảm mạo, và đưa Tiểu Mỹ đến phòng khám tư. Ở đây nhân viên y tế cũng dựa vào triệu chứng cảm mạo để cho thuốc điều trị.
Tuy nhiên, tình trạng bệnh của Tiểu Mỹ không thuyên giảm mà ngày càng nghiêm trọng. Tiểu Mỹ bị đau đầu, buồn nôn, 3 ngày liên tục không thể ăn cơm. Đến ngày thứ 11, gia đình phát hiện tình hình không tốt, mới đưa Tiểu Mỹ đến khoa Nhi của Bệnh viện số 1 thuộc Đại học Tế Nam điều trị.
Theo bác sĩ Hạng Vĩnh Sinh, phó khoa thần kinh tại bệnh viện cho biết: Khi Tiểu Mỹ nhập viện tình trạng rất kém, cô bé gần như bị hôn mê, cơ bản là bệnh bại não giai đoạn đầu và tăng áp lực nội sọ.
Kiểm tra CT cho thấy có một tổn thương ở thùy thái dương phải, các bác sĩ khoa ngoại thần kinh hội chẩn, xem xét khả năng bị áp xe tương đối lớn và chứa đầy mủ, lúc này cần lập tức tiến hành kiểm tra cộng hưởng từ, chứng thực có một khối cục 4.5cmx3.5cmx3cm ở thủy thái dương phải.
Trước khi phẫu thuật để loại bỏ khối cục, trước tiên các bác sĩ sẽ sử dụng kháng sinh để điều trị chống viêm, khiến cho viền của áp xe rõ ràng hơn. Vào buổi chiều cùng ngày, bác sĩ khẩn trương thực hiện phẫu thuật khẩn cấp cho Tiểu Mỹ, và mở hộp sọ để loại bỏ áp xe, trong quá trình phẫu thuật lấy ra 8ml mủ màu vàng. Trước mắt, tính mạng của bệnh nhân đã bình ổn, có ý thức và các chức năng của ngôn ngữ, tay chân không bị ảnh hưởng. Bác sĩ dự kiến Tiểu Mỹ sẽ được xuất viện sau một thời gian quan sát và điều trị.
Tại sao Tiểu Mỹ bị nhiễm trùng não?
Bác sĩ Hạng Vĩnh Sinh sau khi hỏi kỹ lưỡng về lịch sử bệnh và thói quen sống của Tiểu Mỹ, biết được rằng trước đây vài tuần, mẹ của Tiểu Mỹ nhìn thấy ở chóp mũi con gái có vài cái mụn đầu đen, vì cảm thấy “ngứa mắt” nên đã dùng tay giúp Tiểu Mỹ nặn bỏ mụn đầu đen trên mũi.
Mẹ của Tiểu Mỹ nói với bác sĩ, lúc trước khi nặn mụn đầu đen, bà không chú ý đến việc làm sạch và khử trùng tay. Qua đó, bác sĩ kết luận, Tiểu Mỹ bị viêm não nghiêm trọng như vậy rất có thể là do nặn mụn đầu đen ở “vùng tam giác nguy hiểm”, dẫn đến nhiễm tụ cầu Staphylococcus aureus.
Bác sĩ Hạng Vĩnh Sinh cho biết: “Vùng tam giác nguy hiểm” là từ gốc mũi đến 2 bên khóe miệng, các mạch máu được kết nối mật thiết với nội sọ. Một khi bị nhiễm vi khuẩn, ngược lại vào hộp sọ qua máu, nó sẽ gây áp xe.
Mụn đầu đen có thể tự nặn? Câu trả lời là không!
Lực nặn đồng thời từ 2 bên vào trong, nếu dùng lực quá lớn, có thể sẽ khiến các mụn nhọt gây viêm tầng lớp da bên trong. Đặc biệt ở vùng “tam giác” có chứa rất nhiều dây thần kinh và huyệt quan trọng, nối liền với nội sọ và khoang mũi. Kết cấu nội sọ cũng rất đặc biệt, đều không có van tĩnh mạch, tác dụng chặn trào ngược rất yếu, một khi vi khuẩn xâm nhập vào máu, nó sẽ nhanh chóng cùng với tuần hoàn máu chảy ngược đến nội sọ, sẽ dẫn đến nhiễm trùng nội sọ như trường hợp trên.
Bác sĩ Hồ Vân Phong ở khoa Da liễu của bệnh viện cho rằng: cách tốt nhất bạn có thể làm đó là giữ gìn vệ sinh khu vực này thật sạch sẽ. Đối với mụn, bạn hãy để cho mụn chín, nhân trồi lên rồi sau đó rửa tay thật sạch rồi mới nặn mụn. Cần chú ý đặc biệt vệ sinh tay, vệ sinh dụng cụ nặn, hay vùng mặt khi nặn để tránh gây nhiễm trùng. Với những trường hợp mụn sưng tấy, bạn nên đến cơ sở y tế để xử lý.
Kiến nghị tất cả thanh thiếu niên và cha mẹ nên làm theo chỉ dẫn nặn mụn khoa học của bác sĩ, không được tự mình nặn mụn, đặc biệt là khi tay chưa được khử trùng, nếu không có thể dẫn tới viêm não.
Các triệu chứng ban đầu của viêm não như sốt, đau đầu, buồn nôn, tinh thần không tốt, ham ngủ,… chính xác giống với bệnh cảm mạo. Nếu đứa trẻ xuất hiện sốt cao, nôn mửa liên tục, bố mẹ cũng phải chú ý, kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện chuẩn đoán, tránh chậm trễ gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Theo Hà Vũ (Khampha.vn)