Những tác dụng bất ngờ của thịt lợn
Hàm lượng protein của thịt lợn nạc, nấu chín là khoảng 26% trọng lượng tươi. Khi khô, hàm lượng protein của thịt lợn nạc có thể lên tới 89% - làm cho nó trở thành một trong những nguồn protein giàu dinh dưỡng nhất.
Thực phẩm này cũng chứa tất cả chín axit amin thiết yếu cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển cơ thể của bạn. Vì lý do này, ăn thịt lợn hoặc các loại thịt khác có thể đặc biệt có lợi cho người tập thể hình, vận động viên phục hồi, người sau phẫu thuật hoặc những người khác cần phát triển cơ bắp.
Hơn nữa, thịt lợn là một nguồn phong phú của nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm thiamine. Không giống như các loại thịt đỏ khác, chẳng hạn như thịt bò và thịt cừu, thịt lợn đặc biệt giàu thiamine - một trong những vitamin B có vai trò thiết yếu trong các chức năng cơ thể khác nhau.
Thịt lợn là một nguồn phong phú của nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm:
Thiamine: Không giống như các loại thịt đỏ khác, chẳng hạn như thịt bò và thịt cừu, thịt lợn đặc biệt giàu thiamine - một trong những vitamin B có vai trò thiết yếu trong các chức năng cơ thể khác nhau.
Kẽm: Một khoáng chất quan trọng, có nhiều trong thịt lợn, kẽm rất cần thiết cho một bộ não khỏe mạnh và hệ miễn dịch.
Vitamin B12: Hầu như chỉ được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc động vật, vitamin B12 rất quan trọng đối với sự hình thành máu và chức năng não. Thiếu vitamin này có thể gây thiếu máu và tổn thương tế bào thần kinh.
Vitamin B6: Vitamin B6 quan trọng đối với sự hình thành của các tế bào máu đỏ.
Những thực phẩm không nên kết hợp chung với thịt lợn
Rau mùi: Theo các chuyên gia dinh dưỡng rau mùi có tính ôn, hao khí trong khi thịt lợn ích khí. Khi 2 thực phẩm khắc nhau kết hợp sẽ khiến xung quanh rốn đau quặn.
Gừng: Thịt lợn thuộc thủy, gừng sống thuộc hỏa, khi ăn vào, thủy hỏa tương khắc sẽ sinh ra chứng phong thấp, sẽ nổi lên các nốt đen ở mặt.
Đậu tương: Không nên kết hợp thịt lợn và đậu tương. Đậu tương là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với 60 – 80% là phốt pho. Khi kết hợp chế biến đậu tương với thịt lợn trong cùng một món ăn, hàm lượng phốt pho trong đậu tương có khả năng làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, đặc biệt là khi thịt càng nạc. Đặc biệt, khi các thành phần này kết hợp với thịt nạc, cá và các loại thịt khác sẽ làm cho các khoáng chất như canxi, sắt, kẽm bị can thiệp, làm giảm sự hấp thụ những yếu tố này vào cơ thể.
Thịt trâu: Thịt trâu có tính hàn khi ăn cùng thịt lợn sẽ sinh tính ngưng trệ và xuất hiện 1 loại giun sán mang tên sán xơ mít.
Quả mơ: Thịt và mỡ lợn không được kết hợp với quả mơ, bởi, quả mơ có tính chua khi kết hợp với thịt hay mỡ lợn mang tính ngọt lạnh sẽ sinh ra bệnh tả lỵ (thổ tả hoặc kiết lỵ).
Mách bạn cách chế biến thịt để loại bỏ hóa chất tồn dư
Nhiều người có thói quen mua thịt về đun sôi nước chần qua thịt, bỏ nước đầu, sau đó mới cho vào chế biến. Tuy nhiên, theo chuyên gia, đây là cách làm phản khoa học. Khi cho thịt vào nước đun sôi để chần thịt sẽ làm cho thịt biến tính co lại, càng làm cho thịt hấp thu các hóa chất và chất bẩn nhiều hơn, do đó thịt càng trở nên độc.
Để giảm thiểu độc tố trong thịt, cần rửa sạch thịt, sau đó ngâm vào nước muối loãng, vì nước muối có tác dụng loại bỏ các chất bẩn từ trong thịt, hơn nữa khi ăn thịt sẽ được thơm hơn.
Ngoài ra nên từ bỏ những món ăn từ thit nếu chưa được chế biến kỹ, thịt mới chỉ được chín tái vì sẽ không đảm bảo sẽ tạo cơ hội cho những ký sinh trùng có trong thịt đi vào cơ thể và gây bệnh. Các loại này thường ký sinh ở gan và đường mật, sán lá gan lớn là loại sán dài 3-4 cm. Khi vào ruột, sán lá gan xuyên qua thành ruột đến cư ngụ ở gan và gây bệnh.
Vì vậy, nên từ bỏ thói quen ăn thịt tái, thịt chưa nấu chín để ngăn ngừa bệnh tật từ ăn uống.
Theo Trúc Chi (Nguoiduatin.vn)