Hơn 2 năm trước, cô gái Tiểu Lưu ở Chiết Giang luôn cảm thấy bụng trướng, bác sĩ ở bệnh viện địa phương kê cho cô một số loại thuốc giúp thúc đẩy tiêu hóa, các triệu chứng đã thuyên giảm.
Hơn 1 năm trước, Tiểu Lưu lại bị nôn ra máu, phân đen, đến Bệnh viện nhân dân Trịnh Châu kiểm tra phát hiện có một vết loét trong dạ dày, kích thước nhỏ hơn móng tay. Tồi tệ hơn, sinh thiết phát hiện một lượng nhỏ tế bào ung thư và khám bụng cho thấy nhiều nốt sần trên phúc mạc. Dựa trên tình hình tương quan, bác sĩ cho rằng cô bị ung thư dạ dày với di căn ổ bụng.
Điều kỳ lạ là sau vài đợt hóa trị, các khối u trong dạ dày của Tiểu Lưu không nhỏ đi mà ngược lại còn tăng lên, đồng thời còn xuất hiện tình trạng trướng nước. Bác sĩ đã thử nghiệm lâm sàng các loại thuốc nhắm mục tiêu mạch máu cho bệnh ung thư dạ dày nhập khẩu ở Hoa Kỳ trong vòng 2 tháng, nhưng vẫn không thể ngăn chặn sự phát triển của khối u trong dạ dày.
Không ngờ, bác sĩ nói với Tiểu Lưu, chỉ số khối u phụ khoa CA125 của cô vượt quá 1000U/ml (giá trị bình thường <35U/ml), gấp hơn 28 lần giá trị bình thường. Tế bào học cổ trướng cũng kiểm tra phát hiện một số lượng lớn tế bào ung thư và siêu âm cho thấy một u nang buồng trứng rắn. Xem xét rằng cô bị ung thư buồng trứng là chắc chắn. Tình trạng của Tiểu Lưu là ung thư dạ dày di căn buồng trứng, khiến cô gái 23 tuổi chưa kết hôn đã mắc ung thư buồng trứng.
Bác sĩ Quách Vĩ Bình, trưởng Khoa Phụ khoa của Bệnh viện nhân dân Trịnh Châu cho biết: "Buồng trứng là một cơ quan sinh dục nữ, nằm sâu trong khoang chậu. Kích thước buồng trứng dài khoảng 3cm, rộng 1,5cm và dày 1 cm, có hình hạt đậu dẹt. Chức năng của buồng trứng là sinh sản và nội tiết. Ung thư buồng trứng là khối u ác tính phụ khoa với tỷ lệ mắc cao nhất và điều trị khó khăn nhất sau ung thư cổ tử cung và ung thư nội mạc tử cung. Tỷ lệ tử vong của nó là cao nhất trong ung thư phụ khoa".
Tại sao lại gọi ung thư buồng trứng là "kẻ giết người thầm lặng"?
Vì buồng trứng nằm sâu trong khoang chậu và không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu, nên bệnh nhân khó nhận ra. Hiện tại nó không được sàng lọc sớm ung thư cổ tử cung, thường phát hiện ra khi đã ở giai đoạn muộn. Bác sĩ Quách Vĩ Bình chia sẻ: "Trong số những bệnh nhân chúng tôi tiếp nhận, 70% là bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối. Ngoài ra, rất nhiều bệnh nhân xuất hiện trướng bụng, ăn không ngon, do đó rất dễn chẩn đoán sai. Cô bé Tiểu Lưu là một trường hợp như vậy.
Điều khủng khiếp là khoảng 70% bệnh nhân ung thư buồng trứng sẽ tái phát trong vòng 2 năm sau khi điều trị, và một khi tái phát bất luận là phẫu thuật hay hóa trị đều rất khó sống lâu dài, ung thư buồng trứng giai đoạn cuối sống được 5 năm tỉ lệ chỉ chiếm 25% -30%, vì vậy nó được gọi là "kẻ giết người thầm lặng".
Nguyên nhân gây ung thư buồng trứng?
Bác sĩ Quách Vĩ Bình cho biết, nguyên nhân gây ung thư buồng trứng vẫn chưa rõ ràng, như di truyền, thường xuyên rụng trứng, lối sống không lành mạnh đều là những yếu tố nguy cơ.
1. Tiền sử gia đình: Đặc điểm dịch tễ học của ung thư buồng trứng cho thấy 23% ung thư buồng trứng có liên quan đến đột biến gen có tính di truyền, trong đó 65% -85% ung thư buồng trứng di truyền là đột biến BRCA.
2. Rụng trứng liên tục: Rụng trứng liên tục gây tổn thương và sửa chữa biểu mô bề mặt buồng trứng liên tục, do đó gây vô sinh, mãn kinh sớm, đều có thể dẫn đến ung thư buồng trứng.
3. Yếu tố môi trường: Hóa chất trong không khí, bức xạ,…
4. Lối sống không lành mạnh: Hút thuốc, chế độ ăn nhiều chất béo, béo phì, căng thẳng tâm lý, thức khuya.
Tiểu Lưu thừa nhận rằng, thói quen sống của cô rất tồi tệ, một ngày ba bữa không có quy luận, thời gian dài ăn thực phẩm bên ngoài và thường xuyên sử dụng đồ ăn vặt thay thế đồ ăn chính, cộng thêm việc thường xuyên thức khuya, thậm chí làm việc đến 1, 2 giờ sáng.
Bác sĩ Quách Vĩ Bình nhắc nhở: Nếu phụ nữ thấy khó chịu ở bụng và một số triệu chứng tiêu hóa kéo dài như chán ăn và đầy hơi. Hãy chú ý đến những tín hiệu sớm này và kiểm tra thường xuyên để phát hiện sớm ung thư buồng trứng.
Theo Hà Vũ (Helino)