19 tuổi, dừng lại cuộc đời với ước mơ dang dở
Bác sĩ chữa ung thư hỏi một bệnh nhân "Bạn muốn làm gì nhất?", câu trả lời là "Tôi muốn kết hôn nhất."
Hơn 10 năm trước, tiến sĩ Vương Dĩnh Dật - một bác sĩ phẫu thuật ung thư tại Bệnh viện Đại học Y Hiệp Hòa, Bắc Kinh (TQ) tiếp nhận điều trị cho một bệnh nhân 19 tuổi bị ung thư dạ dày. Trước khi chết, cô gái năm nhất của trường đại học đã nói với ông điều cô ấy mong muốn nhất như vậy.
Thời gian trôi qua, giờ đây BS Vương đã phát triển từ một bác sĩ trẻ thành một chuyên gia ung thư, thì ấn tượng về đôi mắt của bệnh nhân khao khát sống sót và những mong muốn đơn giản không thể thực hiện được vẫn đọng lại trong tâm trí không thể nào quên.
Từ ngày cô gái nhập viện điều trị cho đến khi chết, thời giản chỉ vọn vẹn nửa năm. BS Vương cho biết, vì còn trẻ, các tế bào ung thư phát triển rất nhanh, tác dụng điều trị của nhiều loại thuốc không đủ hiệu quả, càng chữa càng tệ, cuối cùng thì cô gái phải rời bỏ cuộc đời ngay tại bệnh viện.
Trong những năm qua, BS Vương đã làm việc dựa trên nghiên cứu khoa học trong điều trị bệnh ung thư, với hy vọng tránh được nhiều bi kịch hơn.
Năm 2018, có khoảng 18,1 triệu ca ung thư mới và 9,6 triệu ca tử vong vì ung thư trên toàn thế giới. Có 4,525 triệu ca ung thư mới ở Trung Quốc (1/4 trên thế giới) và 3,2 triệu ca tử vong do ung thư (1/3 trên thế giới).
Mới đây, BS Vương đã có một bài giảng về chống ung thư, tại Bệnh viện Đại học Y Hiệp Hòa Bắc Kinh (TQ). "Cơ thể con người tạo ra các tế bào ung thư mỗi ngày, nhưng không phải ai cũng sẽ bị ung thư, bởi vì một số tế bào miễn dịch trong cơ thể đã đánh bại các tế bào ung thư này.
Làm thế nào các tế bào miễn dịch có thể tiếp tục chống lại và loại bỏ hết các tế bào ung thư?" Bác sĩ Vương cho rằng, đây là kết quả của nhiều yếu tố.
Khi bạn tiêu thụ quá nhiều năng lượng, các tế bào trước tiên sẽ trở nên béo và sau đó hỏng đi. Khi các tế bào trong cơ thể hỏng đi vượt ra ngoài khả năng làm sạch của cơ thể, mọi người sẽ dễ bị bệnh, bao gồm cả ung thư.
Do đó, BS Vương khuyến cáo, kiểm soát cân nặng, ăn uống lành mạnh và tập thể dục là ba yếu tố rất quan trọng để phòng bệnh và ngăn ngừa ung thư.
BS Vương cho biết, 20% bệnh ung thư là do béo phì. Thừa cân và béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác nhau, bao gồm ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư tuyến giáp và ung thư đại trực tràng.
Tập thể dục và ăn uống lành mạnh là hai khía cạnh quan trọng của mục tiêu kiểm soát cân nặng. BS Vương cho rằng, tập thể dục cường độ trung bình đến cao trong ít nhất 30 đến 60 phút mỗi ngày có thể làm giảm hiệu quả nguy cơ ung thư vú và ung thư ruột kết. Ngoài ra, tỷ lệ mắc ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi và ung thư nội mạc tử cung cũng sẽ giảm.
Đồng thời, bản thân việc tập thể dục ảnh hưởng đến mức độ melatonin của cơ thể và cải thiện chức năng hệ thống miễn dịch, vì vậy nó cũng là vũ khí mạnh mẽ chống lại các tế bào ung thư.
Về ăn uống lành mạnh, BS Vương nói trong một câu: "Bạn càng tránh được chất béo thì càng tốt." Vì áp lực đối với người trẻ và sự thay đổi lối sống, xu hướng bổ úng thực phẩm nhiều cồn và nhiều muối trong chế độ ăn, đặc biệt là thịt và thịt nướng đang ngày càng tăng với số lượng thức ăn ngày càng cao.
Trước thực tế đó, Tổ chức Y tế Thế giới đã xếp thịt chế biến vào loại chất hoặc hỗn hợp gây ung thư rõ ràng cho cơ thể người (một loại chất gây ung thư), BS Vương khuyên các bạn trẻ nên tránh xa thịt xông khói, giăm bông, xúc xích, thịt chế biến sẵn và các thực phẩm khác.
Ngoài ra, BS Vương cũng đã tổng kết những chiến lược hàng đầu trong việc chống ung thư bao gồm: tránh xa mầm bệnh, chống nắng, giảm bức xạ y tế không cần thiết, giảm vật liệu xây dựng trong nhà, cai thuốc lá, hạn chế rượu và sàng lọc ung thư…
7 lời khuyên "vàng" để phòng ngừa ung thư
1. Tránh xa mầm bệnh
Những nhóm mầm bệnh gây ung thư mà bạn nên chú ý tránh bao gồm: Helicobacter pylori, virus viêm gan B, virus viêm gan C, papillomavirus ở người (HPV), virus EB, virus gây suy giảm miễn dịch ở người, sán lá gan Thái, bệnh clonorchosis (sán lá gan), bệnh sán máng.
2. Chống nắng có thể làm giảm nguy cơ ung thư da
Gần 86% ung thư da khối u ác tính và 90% ung thư da không phải khối u ác tính (bao gồm ung thư biểu mô tế bào đáy và ung thư biểu mô tế bào vảy) có liên quan đến bức xạ tia cực tím mặt trời.
Do đó, tránh ánh nắng trực tiếp vào buổi trưa, sử dụng kem chống nắng đúng cách, đội mũ rộng vành và đeo kính râm, mặc quần áo chống nắng.
3. Giảm bức xạ y tế không cần thiết
Nguy cơ ung thư gây ra bởi một lần chụp CT duy nhất là rất nhỏ, nhưng bạn nên cảnh giác với việc chụp CT thường xuyên.
4. Giảm bức xạ của vật liệu xây dựng trong nhà
Trước khi ngôi nhà mới được cải tạo, nên có một cơ quan giám sát chuyên nghiệp tiến hành kiểm tra môi trường trong nhà. Nếu ô nhiễm không nghiêm trọng, tốt nhất là bạn phải để thông gió trong khoảng 6 tháng.
Việc thông gió nhiều hơn trong nhà có thể làm giảm nồng độ độc hại trong nhà và formaldehyd. Ô nhiễm radon cũng đã được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận là chất gây ung thư phổi phổ biến thứ hai sau thuốc lá. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị rằng nồng độ radon trong nhà nên thấp hơn 2,7 picoli mỗi lít (pCi / L).
5. Bỏ thuốc lá là ưu tiên hàng đầu
Từ năm 1991 đến 2015, tỉ lệ tử vong do ung thư ở Hoa Kỳ đã giảm 26%, hơn một nửa trong số đó được cho là do tỷ lệ hút thuốc giảm. Bỏ hút thuốc là tốt cho mọi người ở mọi lứa tuổi.
6. Uống bất kỳ loại rượu nào đều có hại
Ngay từ năm 1987, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) đã phân loại rượu là chất gây ung thư.
Trong tài liệu Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Trung Quốc khuyến nghị nam giới nên uống không quá 25 gram rượu mỗi ngày và phụ nữ không quá 15 gram. 25 gram rượu là khoảng một hoặc hai chén rượu trắng, một chai bia hoặc một ly rượu vang đỏ.
7. Tầm soát ung thư
Đối với hầu hết các bệnh ung thư, tiên lượng sẽ tốt hơn nếu được phát hiện và điều trị sớm. Sàng lọc ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư đại trực tràng, virus viêm gan C, HIV và ung thư phổi có thể được xem xét thường xuyên.
Theo Vân Hồng (Soha/Trí Thức Trẻ)