Ngày 17/4, Phòng Cảnh sát Môi trường, Công an tỉnh Đắk Nông cho biết, đơn vị vừa phối hợp cùng lực lượng chức năng bắt quả tang một cơ sở chế biến cà phê dùng pin để nhuộm màu.
Theo công an, vào ngày 16/4, cơ quan điều tra nhận được tin báo từ người dân về việc cơ sở của gia đình bà Nguyễn Thị Loan (thôn 13, xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp) chế biến cà phê bẩn.
Ngay sau đó, Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh phối hợp cùng Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra cơ sở chế biến này.
Tại hiện trường, cơ quan chức năng phát hiện trong xưởng có hàng chục tấn cà phê đã được trộn lẫn với đất, bột đá.
Nhà chức trách thu giữ 2 chậu chứa cục pin Con Ó (khoảng 35kg) đã được đập vụn, xô chứa nước màu đen (khoảng 10kg) đã được hòa tan bằng pin.
Vậy, các chất độc trong pin gây hại cho cơ thể thế nào?
Trên trang Bách khoa dành cho phụ nữ của Trung Quốc đã tổng kết những khuyến cáo về chất độc hại có trong các cục pin mà chúng ta đang sử dụng hàng ngày. Hãy tham khảo sớm để cùng chung tay bảo vệ môi trường sống, thu gom các cục pin để xử lý chất độc đúng cách.
Nếu vứt đi một cục pin đã qua sử dụng, đây là những nguy cơ sức khỏe mà chúng ta phải gánh chịu.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hầu như ai cũng từng sử dụng pin, thậm chí trong mỗi gia đình đều không thể thiếu sự xuất hiện của các cục pin.
Thông thường, có 2 loại pin phổ biến nhất, đó là lõi pin mangan axit và pin mangan kiềm, tất cả các loại pin đều có chứa thủy ngân, mangan, cadmium, chì, kẽm và các loại vật liệu kim loại khác.
Cục pin sau khi dùng xong bị bỏ vào rác thải, vỏ pin sẽ từ từ bị ăn mòn, phân hủy, và các chất kim loại nặng ở trong lõi pin sẽ xâm nhập vào nguồn nước và đất, gây ô nhiễm.
Chất cadmium trong lõi cục pin sau khi bị vứt ra môi trường sẽ rò rỉ và nhiễm thấm vào đất và nguồn nước, gây ra ô nhiễm, cuối cùng chúng sẽ thâm nhập vào cơ thể, dẫn đến các tổn thương cho gan và thận.
Không những thế, chất độc này còn có thể gây ra chứng xương mềm, nặng hơn có thể gây dị dạng xương.
Tất cả sự rò rỉ của chất dẫn axit và kim loại nặng chứa trong các lõi pin thải (đặc biệt là dòng pin sử dụng cho ô tô) vào môi trường tự nhiên có thể gây ô nhiễm nguồn nước và đất, và cuối cùng sẽ lại gây hại cho chính cơ thể con người.
Sau khi pin được thải loại, theo nhiều cách khác nhau, các chất độc hại trong pin sẽ nhiễm vào nguồn nước và đất, thâm nhập vào thực vật, cây trồng, đi gián tiếp vào cơ thể người, gây ra các tổn thương cho các cơ quan trong cơ thể.
Đặc biệt hơn nữa, thành phần thủy ngân có trong lõi pin dưới tác động của vi sinh vật, thủy ngân vô cơ có thể được chuyển đổi thành methylmercury, tích tụ lại trong cơ thể của các loài cá.
Sau khi cá được con người tiêu thụ thông qua chế biến món ăn hàng ngày, chất methylmercury sẽ đi vào tế bào não của con người, làm cho hệ thống thần kinh bị tổn hại nghiêm trọng, trong trường hợp nặng, người bệnh sẽ bị phát điên và chết. Căn bệnh minamae nổi tiếng ở Nhật Bản trước đây là do chất methylmercury gây ra.
Trong cục pin chứa các thành phần kim loại nặng. Có một cách khác để kim loại nặng có thể gây hại cho cơ thể con người là thông qua quy trình hoạt động của chuỗi thức ăn.
Chất độc trong lõi pin sau khi thâm nhiễm vào môi trường sống, chúng tiếp tục nhiễm vào sinh vật, con người ăn cá và tôm hoặc ăn các sinh vật khác chứa kim loại nặng, chúng sẽ được tiếp tục hấp thu và tích tụ trong cơ thể. Sau khi đạt đến một lượng nhất định, chúng sẽ ở lại trong cơ thể và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng.
Một số căn bệnh có thể do nhiễm độc pin mà con người phải gánh chịu như như bệnh được đặt tên theo địa danh từng nhiễm độc kim loại nặng là Minamata, thuộc vùng Kumamoto, Thành phố Kyushu, Nhật Bản, bệnh rối loạn chức năng thần kinh, đau xương, viêm phổi, và các bệnh khác.
Theo Vân Hồng (Soha/ Trí Thức Trẻ)