Cách đây 5 năm, một bà mẹ Hồng Kông đã thuê người trông trẻ để chăm sóc cậu con trai 13 tháng tuổi của mình. Tuy nhiên, người này đã khiến não của cậu bé bị tổn thương nghiêm trọng và xuất hiện hội chứng trẻ bị lắc, hệ thần kinh bị ảnh hưởng vĩnh viễn, chậm phát triển và khuyết tật trí tuệ nghiêm trọng. Người bảo mẫu bị kiện ra tòa và đã nhận tội, bị kết án 4 năm 2 tháng tù vì đã hủy hoại cuộc sống của cậu bé.
Theo nội dung vụ án, bị cáo Liang Shuohao, 27 tuổi, vốn là một công nhân xây dựng, khai rằng được mẹ của bé X giao nhiệm vụ chăm sóc bé vào cuối tháng 9/2016 với mức lương hàng ngày là 500 nhân dân tệ. Vào đêm gây án, bị cáo giúp tắm cho bé X nhưng X liên tục khóc trong lúc tắm, sau đó bé X bị thở khó khăn, Liang cố gắng cho bé uống thuốc hen suyễn nhưng bé không uống nên Liang hoảng sợ lắc X nhiều lần. Thấy tình hình không ổn nên Liang mới đưa bé X đi cấp cứu để điều trị.
Sau khi đưa đến bệnh viện, bác sĩ phát hiện bé X bị suy hô hấp, hôn mê, phù não và xuất huyết võng mạc, không có vết thương bên ngoài, chẩn đoán X bị hội chứng trẻ bị lắc và cho rằng X bị rung lắc dữ dội hoặc đánh. Vì vậy, bác sĩ đã gọi cảnh sát.
Sau đó, báo cáo y tế của bé X cho thấy hệ thống thần kinh của bé đã bị tổn thương vĩnh viễn, chậm phát triển trí tuệ nghiêm trọng, có chứng động kinh, chấn thương thị lực và không thể đi lại (liệt tứ chi), không thể ăn uống bình thường mà cần phải đưa thức ăn vào qua phẫu thuật cắt dạ dày.
Hiện X đã 5 tuổi và sống tại trung tâm chăm sóc trẻ em đặc biệt trong tình trạng ổn định. Bị cáo đã nhận tội trước Tòa án Tối cao vào thứ Tư tuần trước (1/9).
Theo trang web của Hiệp hội Chăm sóc Y tế Hồng Kông, hầu hết các bệnh nhân mắc hội chứng trẻ bị lắc (SBS) xảy ra trước 2 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Do bé đang trong giai đoạn tăng trưởng, mô não còn mềm nên khi bị rung lắc mạnh liên tục hoặc ngắt quãng, cổ sẽ rung nhanh trong thời gian ngắn, gây vỡ tĩnh mạch, tụ máu dưới màng cứng hoặc xuất huyết dưới nhện, gây buồn ngủ, bồn chồn, co giật, suy giảm ý thức, nôn mửa, chán ăn và thở bất thường. Thể thủy tinh của mắt cũng có thể gây xuất huyết võng mạc do rung lắc nhanh.
Nguồn và ảnh: Sky Post
Theo Bie (Pháp Luật & Bạn Đọc)