Từ một cô bé xinh xắn, hoạt bát, chỉ sau 2 tuần cảm thấy chán ăn, sụt cân, không muốn hoạt động vì thấy mệt trong người, con gái 10 tuổi của chị Lý đi khám thì được các bác sĩ kết luận ung thư gan giai đoạn cuối. Đau đớn hơn, tế bào ung thư đã di căn, không thể phẫu thuật vì quá muộn.
Cầm kết quả trên tay, chị Lý bật khóc rồi ngã quỵ xuống sàn nhà. Trong tiếng nấc cụt và nước mắt giàn giụa, chị liên tục nói không tin con mình mắc bệnh ung thư, yêu cầu y bác sĩ xét nghiệm lại.
Với sự giúp đỡ của y tá và người chồng, phải mất gần 1 tiếng chị Lý mới có thể bình tĩnh lại. Thực hiện điều tra bệnh sử cùng bác sĩ, chị cho biết con gái mình vốn rất khỏe mạnh, hoạt bát. Gia đình chị cũng không có tiền sử mắc bệnh ung thư, hơn nữa chị rất chú tâm đến chế độ ăn uống, bổ sung vitamin cho con.
Tuy nhiên, khi hỏi về các món ăn yêu thích của con gái chị Lý, bác sĩ điều trị nhận ra điểm khác thường. Hóa ra từ khi còn nhỏ xíu cô bé đã rất mê món khoai tây chiên. Khoảng 3 năm trở lại đây, chiều con nên chị Lý mua món này gần như mỗi ngày. Cô bé có thể ăn khoai tây chiên thay cho bữa sáng, ăn vặt trong ngày và thường đòi mẹ tự chiên hoặc gọi ship qua ứng dụng giao hàng để ăn đêm.
Trong các món khoai tây chiên, cô bé đặc biệt thích khoai lắc phô mai và khoai chiên cùng bơ tỏi. Khi đi học ở trường, chị Lý cũng thường mua snack khoai tây để con làm món ăn vặt giờ ra chơi. Chị không thể ngờ hành động của mình lại mang đến “án tử” cho con gái với căn bệnh ung thư gan giai đoạn cuối.
Bác sĩ giải thích, ăn quá nhiều khoai tây chiên bao gồm cả khoai tây que, khoai tây thái lát hay các loại snack đều làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Bởi vì trong đó có 2 chất gây ung thư nguy hiểm là benzopyrene và acrylamide.
Acrylamide là 1 hóa chất được tạo ra khi thực phẩm giàu tinh bột, như khoai tây, được chiên hoặc nướng ở nhiệt độ cao. Còn benzopyrene được sản sinh ra do đun nóng dầu thực vật trên 270 độ C. Hơn nữa, quá trình chiên rán còn sản sinh ra polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs) và heterocyclic amines (HCAs). Từ đó dẫn đến ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư trực tràng.
Ngoài ra, ăn quá nhiều khoai tây chiên cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường, béo phì và nhiều bệnh nguy hiểm khác. Bởi vì chúng nhiều dầu mỡ, chứa nhiều muối, chất béo bão hòa, cholesterol.
Đáng buồn là vì ung thư gan bùng phát âm thầm, lại tiến triển rất nhanh nên khi phát hiện bệnh của con gái chị Lý đã ở giai đoạn cuối. Lúc này, tế bào ung thư đã di căn, không có cách nào điều trị bằng phẫu thuật. Thể trạng hiện tại của cô bé cũng không thể chịu nổi xạ trị và hóa trị trong thời gian dài.
Cuối cùng, sau rất nhiều lần tranh luận trong cãi vã và nước mắt, vợ chồng chị Lý quyết định không điều trị. Cô bé được trở về nhà, chỉ dùng thuốc và tái khám định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Dù đau xót đến cùng cực nhưng chị Lý cho biết muốn nhìn thấy con gái nhỏ được nô đùa, sống hạnh phúc những ngày cuối đời thay vì nằm liệt trên giường bệnh. Chị cũng sẽ sống cả đời trong nỗi ân hận vì sự bất cẩn, chiều con sai cách của mình.
5 loại thực phẩm đầu độc gan nên hạn chế ăn
Đồ ăn nhiều đường: Ăn thực phẩm chứa nhiều đường khiến đường chuyển hóa thành chất béo tụ lại trong gan. Điều đó khiến sức khỏe của gan bị suy giảm, enzyme tiêu hóa tiết quá nhiều trong đường ruột dạ dày gây đầy hơi và chán ăn.
Đồ muối chua: Đồ muối chua có thể lưu trữ trong thời gian dài và có một hương vị đặc biệt. Nhiều gia đình châu Á thường tự ngâm một bình dưa, kim chi ăn dần.
Tuy nhiên, trong món ăn này thường cho rất nhiều muối. Nếu thời gian muối ủ kéo dài, sẽ dẫn tới sản sinh những chất độc hại. Khi những thành phần này xâm nhập cơ thể cần có sự can thiệp xử lý của gan gây sức ép lớn lên cơ quan này.
Rượu: Sau khi vào cơ thể, 90% rượu sẽ được gan chuyển hóa nên nếu bạn uống nhiều rượu, gánh nặng lên gan sẽ tăng lên. Đặc biệt với rượu mạnh, nồng độ cồn càng cao, cơ thể càng tiêu thụ nhiều enzyme và vitamin, gan tổn hại hơn nhiều.
Nếu acetaldehyde - sản phẩm trong quá trình chuyển hóa của rượu, tích tụ trong gan với lượng lớn, nguy cơ ung thư gan càng cao.
Đồ béo: Việc dùng thường xuyên các món ăn nhiều chất béo sẽ tăng nguy cơ các bệnh gan như gan nhiễm mỡ. Bởi vậy, bạn nên hạn chế ăn mỡ, nội tạng động vật. Trong nấu nướng, bạn nên giảm chiên xào, hãy sử dụng các cách khác như hấp, luộc.
Đồ bị mốc và hỏng: Trong những loại thực phẩm bị mốc có chứa aflatoxin, một tác nhân gây ung thư. Bởi vậy, đồ ăn có dấu hiệu hỏng cần phải bỏ ngay, không được sử dụng dù chỉ bị mốc nhẹ.
Bạn cần lưu ý, ngô, các loại hạt, khoai tây là những nơi trú ngụ yêu thích của aflatoxin. Bởi vậy, nếu bạn muốn trữ các loại thực phẩm này, hãy sấy khô và để chúng ở những thông thoáng, khô ráo. Nếu nhìn thấy nấm mốc, bạn không được ăn.
4 dấu hiệu cảnh giác với ung thư gan
Sốt dai dẳng: Tế bào ung thư phá hủy hệ thống miễn dịch trong cơ thể, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh lợi dụng sự suy yếu, và trung tâm điều hòa thân nhiệt bị mất cân bằng, từ đó gây ra tình trạng sốt nhẹ, nhiệt độ cơ thể nói chung không vượt quá 39 độ C.
Đau rõ rệt vùng gan: Gan nằm dưới lồng ngực bên phải nên cơn đau tập trung quanh vùng hạ sườn phải.
Khi bị ung thư gan có thể xuất hiện những cơn đau nhói hoặc âm ỉ, bởi khi khối u phát triển lớn hơn, bao gan có thể bị chèn ép, kéo căng ra, gây ra những cơn đau ở vùng gan.
Giảm trọng lượng cơ thể: Sau khi bị bệnh gan, chức năng gan sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, khả năng tiêu hóa và hấp thụ kém hơn trước rất nhiều, lâu dần sẽ khiến cơ thể sút cân, mệt mỏi.
Hệ tiêu hóa bất thường: Gan là tuyến tiêu hóa lớn nhất cơ thể, mật tiết ra sẽ tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn. Sau khi bị bệnh gan sẽ gây xung huyết tiêu hóa, dẫn đến rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, buồn nôn, trướng bụng, chán ăn.
PN (Nguoiduatin.vn)