Các nhà nghiên cứu châu Âu đã phát hiện, cồn trong bia, rượu và ung thư gan có mối liên hệ mật thiết với nhau. Hơn nữa, người uống rượu pha bia có tỷ lệ mắc ung thư cao gấp 5 lần so với người chỉ uống một loại hoặc không uống.
Mặc dù những đồ uống có cồn là nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh về gan. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chỉ cần cai bia, rượu là gan sẽ luôn khỏe mạnh.
Bên cạnh bia rượu, ung thư gan còn bắt nguồn từ nhiều thói quen thường thấy ở nhiều người.
1. Hút thuốc quá nhiều
Nicotin trong thuốc lá cùng với cồn trong bia, rượu là hai chất được ví như "kẻ thù" đối với lá gan của bạn. Thuốc lá cũng là một trong những số những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhiều căn bệnh ung thư, trong đó có ung thư gan.
Vì vậy, mỗi một điếu thuốc có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn, hưng phấn, nhưng cũng khiến bạn ngày một tiến gần hơn tới ung thư.
2. Ăn các thực phẩm chế biến sẵn
Các loại thực phẩm chế biến sẵn sở hữu nhiều đặc điểm nổi bật như: Lượng calorie cao, giàu chất béo, ít chất dinh dưỡng.
Do đó, những người thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm này dễ gặp phải tình trạng thừa cân, béo phì và mắc nhiều bệnh tật.
Chưa dừng lại ở đó, những thành phần hóa học có trong đồ ăn chế biến sẵn còn đặc biệt gây hại đối với cơ thể con người, nhất là với gan.
3. Thường xuyên ăn món nhiều dầu mỡ
Dầu là một trong những nguyên liệu nấu nướng phổ biến trong bữa ăn hàng ngày, còn chất béo là loại dinh dưỡng không thể thiếu của cơ thể.
Hấp thụ chất béo, dầu mỡ ở mức một độ vừa phải sẽ cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể con người, duy trì công năng bình thường của các cơ quan trong cơ thể.
Tuy nhiên, thói quen thường xuyên ăn các món nhiều mỡ sẽ khiến hàm lượng chất béo tăng cao. Đây là một trong những yếu tố gây nguy hại đối với sức khỏe con người.
4. Sử dụng thuốc một cách tùy tiện
Ngoại trừ những loại thuốc do bác sĩ kê và có hướng dẫn sử dụng cụ thể, bạn tuyệt đối không nên tùy tiện sử dụng các loại dược phẩm khác.
Thói quen uống thuốc quá nhiều và dùng thuốc theo cảm tính có khả năng gây phát sinh các tác dụng phụ trong quá trình điều trị, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng gan.
5. Sử dụng các loại chất gây nghiện
Gan được ví như "nhà máy hóa chất" của cơ thể con người, đóng vai trò quan trọng trong quá trình hấp thu – chuyển hóa của cơ thể. Đây cũng là bộ phận chủ chốt trong việc phân giải và đào thải các độc tố ra ngoài cơ thể.
Sở hữu vai trò không thể thay thế, nhưng gan là cơ quan nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương. Nếu nói rượu, bia, thuốc lá là "kẻ thù" của gan, thì các chất gây nghiện vốn chỉ cần ngửi vào sẽ biến sắc lại chính là "sát thủ" phá hủy cơ quan này.
6. Ngủ không đủ giấc
Chất lượng giấc ngủ không cao hoặc ngủ không đủ chất sẽ khiến các cơ quan trong cơ thể không có thời gian phục hồi.
Đối với gan, tình trạng thiếu ngủ sẽ khiến các tế bào không có đủ chất dinh dưỡng, lượng máu cung cấp bị thiếu hụt, làm tổn hại đến công năng bình thường của cơ quan này và gây suy giảm sức đề kháng.
Với những người đang mắc các bệnh lý về gan, tình trạng ngủ không đủ giấc sẽ khiến các tế bào gan vốn đã bị tổn thương lại càng không có khả năng phục hồi và khiến bệnh tình chuyển biến theo chiều hướng xấu đi.
7. Ngồi nhiều, ít vận động
Sự vận hành của khớp xương, cơ bắp và dây chằng đều có liên quan trực tiếp tới quá trình điều tiết bên trong gan.
Do đó, thói quen ngồi lâu và ít vận động sẽ khiến các bộ phận này trở nên cứng nhắc, mất đi độ mềm dẻo, linh hoạt vốn có, khiến quá trình điều tiết của gan không được thông suốt.
8. Suy nghĩ tiêu cực
Trung y có quan niệm "tức giận hại gan". Những cảm xúc tiêu cực như đau buồn, u uất, bực tức, lo âu,… sẽ làm gan khí ứ đọng và hình thành nhiều bệnh lý có liên quan.
Nếu những cảm xúc tiêu cực này xuất hiện liên tục trong thời gian dài và mức độ ngày càng tăng tiến, gan khí sẽ bị rối loạn và gây tổn hại nghiêm trọng tới cả tinh thần và thể chất.
Theo Trần Quỳnh (Soha/Trí Thức Trẻ)