1. Các vấn đề về hô hấp hậu COVID-19
Một trường hợp xấu của COVID-19 có thể tạo ra sẹo và các vấn đề vĩnh viễn khác ở phổi, nhưng ngay cả những trường hợp nhiễm bệnh nhẹ cũng có thể gây ra khó thở dai dẳng.
Việc phục hồi phổi sau COVID-19 là có thể thực hiện được, nhưng cần thời gian. Các chuyên gia cho biết có thể mất vài tháng để chức năng phổi của một người bị mắc COVID-19 hồi phục hoàn toàn lại như trước.
2. Vấn đề về tim sau COVID-19
Trên thực tế, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng 60% những người hồi phục sau COVID-19 có các dấu hiệu của bệnh viêm tim, có thể dẫn đến các triệu chứng phổ biến là khó thở, đánh trống ngực và tim đập nhanh.
Tình trạng này xuất hiện ngay cả ở những người đã từng bị mắc COVID-19 nhẹ và không có vấn đề gì về y tế trước khi bị bệnh.
3. Tổn thương thận do COVID-19
Nếu nhiễm trùng coronavirus gây ra tổn thương thận, điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận lâu dài và cần phải chạy thận.
4. Mất hoặc thay đổi các giác quan về mùi và vị sau COVID-19
Các giác quan về khứu giác và vị giác có liên quan với nhau và vì coronavirus có thể ảnh hưởng đến các tế bào trong mũi, nên COVID-19 có thể khiến khứu giác hoặc vị giác người bệnh bị thay đổi hoặc mất đi.
Đối với khoảng một phần tư số người mắc COVID-19 có một hoặc cả hai triệu chứng này và vấn đề này sẽ được cải thiện trong vài tuần. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng biến chứng kéo dài này có thể dẫn đến chán ăn, lo lắng và trầm cảm.
5. Các vấn đề thần kinh khi mắc COVID kéo dài
Nhà thần kinh học Arun Venkatesan, M.D., Ph.D., cho biết: “Một số bệnh nhân có triệu chứng về thần kinh sau khi mắc COVID-19, bao gồm sương mù não, mệt mỏi, đau đầu và chóng mặt.
6. Các vấn đề về sức khỏe tâm thần sau COVID-19
Sau khi bình phục từ COVID-19, một số người vẫn còn lo lắng kéo dài, trầm cảm và gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần khác. Những thay đổi về thể chất như đau đớn và suy nhược có thể phức tạp do bị cô lập trong thời gian dài, căng thẳng vì mất việc làm và khó khăn về tài chính, dẫn đến sức khỏe sa sút.
7. Bệnh tiểu đường hậu COVID-19
Bệnh tiểu đường loại 2 là một yếu tố nguy cơ đối với các trường hợp nghiêm trọng của COVID-19 và một số người bình phục sau bệnh dường như phát triển các dấu hiệu bệnh tiểu đường loại 2 sau khi họ hồi phục khỏi COVID-19.
Làm cách nào để ngăn chặn những biến chứng COVID-19 kéo dài?
Cách tốt nhất để tránh các biến chứng sau COVID-19 là ngăn ngừa nhiễm coronavirus ngay từ đầu. Thực hành các biện pháp phòng ngừa coronavirus và tiêm vaccine COVID-19 ngay khi có sẵn là những cách hiệu quả để tránh mắc COVID-19.
Hiểu được mức độ nghiêm trọng của COVID-19 và khả năng gây ra các triệu chứng suy nhược lâu dài sau khi hồi phục là động lực tốt để bảo vệ bản thân và những người khác bằng cách đeo khẩu trang đúng cách mỗi khi đi ra ngoài; duy trì khoảng cách ít nhất 2 mét với người khác; thực hành vệ sinh tay cẩn thận.
Nếu không may mắc COVID-19, điều quan trọng nhất là giữ cho tinh thần lạc quan. Tăng sức đề kháng của cơ thể bằng một chế độ ăn cân bằng, nhiều rau xanh và trái cây. Trong điều kiện cho phép, có thể duy trì vận động nhẹ nhàng, tập thở sâu 30 phút/ngày...
Theo Minh An (Lao Động)