Theo nghiên cứu, trong 100g tỏi có chứa 6,36g protein, 33g carbohydrates, 150g calo và các dưỡng chất như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), sắt, canxi, kali, mangan, magie, photpho,...
Hợp chất sulfur trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm cực mạnh. Sử dụng tỏi hằng ngày giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm các bệnh cảm cúm, các bệnh do vi khuẩn, virus gây ra. Bên cạnh đó, thói quen sử dụng tỏi sống còn giúp rút ngắn tới 70% thời gian bị cảm, người bệnh nhờ đó mà hồi phục nhanh hơn.
Ngoài ra, tỏi còn được đánh giá cao trong việc hỗ trợ phòng và điều trị các bệnh như tim mạch, ung thư, nhiễm trùng, xương khớp…
Để ăn tỏi sống đúng cách, bạn cần:
- Băm nhuyễn tỏi, để trong không khí 10 - 15 phút rồi mới ăn.
- Tuyệt đối không ăn tỏi sống khi đang đói bụng vì nó dễ làm kích thích, viêm loét dạ dày từ đó tác động xấu đến hệ tiêu hóa.
- Nếu có thị lực yếu cần hạn chế ăn tỏi vì ăn quá nhiều có thể gây viêm kết mạc.
- Thường xuyên bị tiêu chảy cũng nên tránh ăn tỏi vì nó khiến cho mạch máu bị tắc nghẽn, phù nề.
5 loại thịt được khuyến cáo không nên kết hợp cùng tỏi
Cá trắm: Cá trắm là loại cá rất bổ dưỡng, thịt chắc và ngon, vị ngọt, tính bình. Tuy nhiên, khi chế biến món cá này, bạn không nên ướp cá trắm với tỏi. Vì bản chất tỏi nóng, khi ăn cùng cá trắm sẽ dễ làm cho bụng chướng đầy, có thể sinh ra sán.
Thịt gà: Các chuyên gia dinh dưỡng cũng chỉ ra, việc kết hợp thịt gà và tỏi khiến món ăn thêm tính nóng, dẫn đến khó tiêu, sinh ra kiết lỵ.
Thịt cừu: Tỏi và thịt cừu đều có tính ấm, nếu ăn chung dễ khiến cơ thể cảm thấy khô nóng, bức bối, đặc biệt là vào mùa hè trong thời tiết nóng nực, khó chịu.
Cá diếc: Không nên nấu cá diếc với tỏi, vì chúng kiêng kỵ lẫn nhau. Nếu ăn chung cá diếc và tỏi có thể làm tăng co giật đường tiêu hóa.
Thịt chó: Bạn có thể ăn thịt chó với riềng, sả, gừng, nhưng tuyệt đối không thể ăn với tỏi. Bởi tỏi có tính cay và nóng rất kị với thịt chó nhiều đạm, dễ gây chướng bụng, tả lị.
Theo MH (Giadinh.net.vn)