Trứng là thực phẩm bổ dưỡng, thường xuyên ăn trứng có thể tăng cường trí nhớ, bảo vệ tim và động mạch, ngăn ngừa ung thư, trì hoãn quá trình lão hóa. Nhưng nếu chế biến sai cách thì thực phẩm giàu dinh dưỡng này sẽ trở thành "phế liệu" hoặc thậm chí là "thạch tín". Vì vậy bạn nên chú ý trong cách chế biến để đề phòng tai họa.
5 cách chế biến trứng cực sai lầm mà nhiều người mắc phải
1. Trứng nấu lòng đào
Có khá nhiều người thích ăn trứng lòng đào (trứng đã luộc chín nhưng lòng đỏ còn sống) với quan niệm ăn như vậy mới tươi ngon và bổ dưỡng. Nhưng đây là một suy nghĩ sai lầm, bởi vì protein của trứng sống có chưa chất avidin. Chất này sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ biotin trong thức ăn.
Khi ăn vào, cơ thể sẽ không thể hấp thu được protein. Đồng thời gây ức chế thần kinh, giảm chức năng của dạ dày, tuyến nước bọt khiến cơ thể xuất hiện các triệu chứng như chán ăn, suy nhược toàn thân, đau cơ, viêm da, lông mày. Vì vậy, không nên ăn trứng chưa nấu chín.
2. Luộc trứng quá kỹ
Luộc trứng tưởng chừng là cách chế biến đơn giản mà ai cũng biết. Thế nhưng, luộc trứng quá kĩ lại là một cách nấu sai lầm. Điều này có thể xuất phát từ tâm lý muốn ăn chín hẳn của nhiều người, muốn để lâu một chút cho yên tâm.
Tuy nhiên, trứng luộc quá chín khiến protein bị biến chất, ảnh hưởng tới sức khỏe, bên trong lòng đỏ cũng sẽ sinh ra các vệt màu xám, bở và có mùi lưu huỳnh, lòng trắng sẽ hơi dai. Một nghiên cứu cho thấy rằng trứng khi được nấu quá kĩ sẽ làm giảm khoảng 17-20% hàm lượng vitamin A.
Do vậy, bạn không nên chế biến trứng quá lâu dẫn tới việc chất dinh dưỡng của trứng bị hao hụt khi đi vào cơ thể và không phát huy được hết những tác dụng tuyệt vời của trứng. Hãy nấu trứng trong khoảng 15 phút là chúng ta có món trứng luộc thơm ngon giàu chất dinh dưỡng rồi nhé!
3. Chế biến trứng với các loại gia vị
Khi nấu trứng, nhiều người thường có thói quen cho thêm xì dầu hay bột ngọt vào để tăng sự thơm ngon. Tuy nhiên, đây là một thói quen rất có hại. Bởi lẽ khi nấu chung với trứng chúng sẽ sinh ra chất gây phá hủy thành phần amino acid hữu ích sẵn có dưới nhiệt độ cao. Ngoài ra, xì dầu có thể nấu ở nhiệt độ cao nhưng bột ngọt lại chỉ nên thêm vào món ăn sau khi món ăn đã chín và chuẩn bị tắt bếp. Cho nên, muốn món trứng đậm đà hơn thì chỉ cần thêm một chút muối là được.
4. Nấu ở nhiệt độ cao
Khi chế biến trứng, nhiều người quen tay bật lửa quá to để trứng nhanh chín. Tuy nhiên điều này lại vô tình khiến các vitamin trong trứng bị giảm đi.
Cách tốt nhất khi xào trứng là vặn lửa nhỏ vừa phải, khuấy nhẹ tay cho đến khi ngửi thấy hương vị thơm ngon là có thể tắt bếp. Với trứng chiên, bạn nên để lửa vừa đủ cho tới khi lòng đỏ chín tới. Với trứng luộc, bạn cũng không nên thả trứng vào khi nước trong nồi đang ở mức nhiệt 100 độ C. Điều này sẽ khiến vỏ trứng bị vỡ và các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào trứng hơn.
5. Cho trứng vào nồi luộc khi nước đã sôi
Nhiều người đun nước sôi xong mới bỏ quả trứng tươi, thậm chí trứng vừa lấy trong tủ lạnh ra cho trực tiếp vào nồi trên bếp. Điều này không chỉ làm tăng nguy cơ nổ vỡ trứng, thất thoát thực phẩm, hỏng trứng, mà còn gây khả năng bỏng do nước sôi té lên.
Cách tốt nhất để luộc trứng là cho trứng vào nồi khi nước nguội và đun lửa nhỏ 3-4 phút sau đó mới đun lửa vừa cho đến khi chín.
6 loại trứng không được ham rẻ mà ăn
1. Quả trứng bị loãng lòng đỏ
Có nhiều lý do khiến cho quả trứng bị tan loãng lòng đỏ thành một hỗn hợp nhuyễn như vận chuyển, bản quản sai cách, lên men do để lâu. Do đó, nếu lòng đỏ trứng bị lỏng tan ra do vận chuyển thì chúng ta có thể ăn ngay khi chưa có vi khuẩn xâm nhập, còn trứng khi đã bị vi khuẩn xâm nhập hoặc nấm mốc thì tốt nhất không nên ăn vì có thể mang lại rủi ro an toàn thực phẩm.
2. Trứng lộn
Trứng gà lộn hay vịt lộn là loại trứng đã có phôi thai là những con gà/vịt con chưa trưởng thành trong vòng 14 đến 21 ngày kể từ khi ủ, do nhiệt độ và độ ẩm hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn và ký sinh trùng, đã ngừng phát triển phôi và chết trong vỏ trứng.
Theo phân tích của các cơ quan y tế, mặc dù trứng lộn có nhiều giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều, đặc biệt đối với những người có chức năng tiêu hóa yếu sẽ dẫn gây ngộ độc, thậm chí là đe dọa đến tính mạng. Do đó, mỗi người không nên ăn 4 quả/tuần.
3. Vỏ trứng bị nứt
Trong quá trình vận chuyển, bảo quản và đóng gói trứng, do rung lắc hoặc va đập mà một số trứng sẽ có thể bị tác động tạo ra các vết nứt và giập lõm, và trong điều kiện này thì chúng sẽ dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập. Nếu để lâu, chúng không còn thích hợp để tiêu thụ nữa, tốt nhất là nên vứt bỏ.
4. Trứng dính vào vỏ
Do thời gian bảo quản trứng quá lâu, màng lòng đỏ trở nên cứng và yếu, và lòng đỏ bám chặt vào vỏ trứng. Nếu quá chặt, hoặc da có màu đen sẫm, và có mùi, nó cũng được xem là loại trứng không phù hợp để ăn.
5. Trứng bị mốc
Nếu trứng bị tiếp xúc với nước mưa hoặc hơi ẩm, lớp màng bảo vệ trên bề mặt vỏ trứng sẽ bị mất và vi khuẩn có thể xâm chiếm trứng và làm cho nó bị mốc lên. Trứng có đốm đen trên vỏ cũng không được khuyến khích tiêu thụ, đặc biệt là trẻ em và người già và những người có chức năng tiêu hóa yếu.
6. Trứng dị hình
Với sự gia tăng các chất ô nhiễm trong môi trường tự nhiên, các nguyên tố vi lượng trong động vật và thực vật sẽ tiếp tục tích tụ. Việc thường xuyên ăn động vật và thực vật bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe chung của con người.
Nếu bề ngoài của trứng nhẵn và có những vết sưng nhỏ nhô ra, hãy mở vỏ trứng và bạn có thể thấy khối u protein kết tụ bên trong, nguyên nhân là do chất độc hại gây dị dạng quả trứng.
Nếu màu sắc của vỏ trứng không đồng đều, vỏ trứng tương đối thô và hình dạng của quả trứng quá dài hoặc quá tròn, nó có thể là một quả trứng từ một con gà không khỏe mạnh. Loại trứng này cũng không phù hợp để mua và tiêu thụ.