47 tuổi bị suy thận, tử vong sau 2 tháng: BS tiếc nuối nhắn nhủ sai lầm gây chết người

18/08/2020 10:13:54

Anh Triệu 47 tuổi, phải cấp cứu trong đêm và nhập viện điều trị vì một thói quen sai lầm kéo dài trong ăn uống. Đây là lời khuyên không thừa, bạn nên sớm tham khảo để phòng ngừa.

Mới chỉ 47 tuổi bị suy thận, tử vong sau 2 tháng điều trị

Vào lúc nửa đêm, một chiếc xe cấp cứu phóng nhanh đến bệnh viện, các nhân viên y tế vội vã vào phòng cấp cứu nạn nhân là một người đàn ông còn trẻ tuổi.

Người đàn ông này đang ôm chặt lấy chân mình, mặt nhăn nhó đau đớn và hét lên: "Đau quá!"

Sau khi xét nghiệm, nồng độ axit uric của bệnh nhân cao tới 860 và thận của anh ấy bắt đầu teo lại, có dấu hiệu bị suy.

Dù được cứu sống ở thời khắc nhập viện, nhưng anh đã không may qua đời sau khi nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt 2 tháng do căn bệnh hiểm nghèo này.

Người đàn ông này mang họ Triệu, 47 tuổi, được phát hiện có axit uric cao cách đây 5 năm, nhưng anh ta không xem trọng nó.

Anh thường bị đau lưng và đau chân nên anh thỉnh thoảng uống thuốc giảm đau.

Anh Triệu đặc biệt thích ăn canh súp thịt dê, kiểu nước canh hầm dê, sau mỗi ngày làm việc, anh thường đến nhà hàng ở tầng dưới để uống một bát súp thịt dê này.

Khi rảnh rỗi, anh cũng thường mua một ít thịt dê về nhà để tự hầm lên rồi ăn.

Vào đêm phát bệnh, anh Triệu bị đánh thức vì cơn đau trong khi ngủ, anh thấy đầu gối của mình bị sưng và khớp xương bị lệch.

Anh kêu vợ dậy hỗ trợ cho uống thuốc giảm đau nhưng uống xong không có tác dụng gì, đau gần như ngất xỉu nên vợ anh nhanh chóng gọi điện thoại đến đường dây nóng cấp cứu y tế.

47 tuổi bị suy thận, tử vong sau 2 tháng: BS tiếc nuối nhắn nhủ sai lầm gây chết người

Bác sĩ tiếc nuối nói trong nước mắt: Axit uric cao, tại sao lại uống canh này hàng ngày?

Anh Triệu mới ngoài bốn mươi nhưng không may qua đời, người nhà khóc ngất khiến bác sĩ cũng không kìm được nước mắt, thở dài nhắn nhủ:

Những người có axit uric cao thì không nên ăn uống nước canh hầm thịt thường xuyên. Thịt là một loại thực phẩm phổ biến có hàm lượng purin cao. Đặc biệt, nội tạng của động vật chứa hàm lượng purin cao hơn nữa.

Trong khi đó, Purine trải qua một loạt các biến đổi trong cơ thể con người và cuối cùng tạo sẽ ra axit uric.

Nếu bạn thường xuyên ăn những thực phẩm chứa nhiều purin thì tự nhiên hàm lượng axit uric trong cơ thể sẽ tăng lên, sau một thời gian dài, chúng sẽ quá dư thừa.

Ngoài ra, nội tạng động vật cũng chứa nhiều cholesterol và axit béo bão hòa. Chúng có thể ức chế rất nhiều quá trình bài tiết axit uric và thúc đẩy sự gia tăng axit uric trong cơ thể. Không những thế, chất purin trong thịt sẽ hòa tan trong nước.

Các nghiên cứu trong thực nghiệm đã chứng minh rằng purine trong nước dùng thậm chí còn cao hơn trong thịt. Ăn uống nước canh hầm thịt kiểu này thường xuyên làm tăng hàm lượng axit uric trong cơ thể.

Axit uric dư thừa có thể đe dọa sức khỏe của thận và trong trường hợp nghiêm trọng, nó thậm chí có thể gây suy thận.

Trong trường hợp axit uric cao như anh Triệu lại không biết kiềm chế, ăn uống thả ga là nguyên nhân chính dẫn đến bi kịch của anh.

47 tuổi bị suy thận, tử vong sau 2 tháng: BS tiếc nuối nhắn nhủ sai lầm gây chết người - 1

Ngoài ra, hai loại đồ uống dưới đây cũng được nhấn mạnh là không có lợi cho việc ổn định axit uric nên bệnh nhân có axit uric cao phải kiêng kỵ.

1. Rượu

Rượu là một yếu tố chính gây ra sự gia tăng axit uric. Nhiều bệnh nhân có axit uric cao gây ra bệnh gút và suy thận do không dung nạp rượu bia.

Dù là rượu vang, rượu trắng hay bia thì cũng sẽ làm rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất bình thường. Ngoài ra, rượu bia sẽ làm tăng tiết axit lactic và thể xeton. Hai chất này cạnh tranh sẽ ức chế đào thải axit uric và làm tăng axit uric trong cơ thể.

Vì vậy, những người có axit uric cao không nên uống rượu.

2. Những món ăn từ hải sản

Các loại hải sản thông thường như: bào ngư, mực, hải sâm, nghêu, cua ... đều là những thực phẩm chứa nhiều purin.

Những người có axit uric cao nếu ăn những thực phẩm này thường xuyên thì nồng độ axit uric trong cơ thể sẽ càng tăng cao. Nếu axit uric quá cao và vượt quá mức bình thường sẽ gây hại cho sức khỏe của thận, trường hợp nặng có thể gây suy thận.

Ngoài việc chuẩn hóa điều trị bằng thuốc chuyên khoa, thì thường xuyên làm 2 việc, acid uric ổn định và không tăng cao.

Chỉ số Axit uric cao ở nhiều trường hợp thường không có triệu chứng rõ ràng và không xảy ra bệnh gút.

Nhưng ngay cả như vậy thì bạn cũng không nên lơ là, phải hỏi ý kiến ​​bác sĩ chuyên khoa xem có cần dùng thuốc hạ axit uric hay không, có trường hợp phải uống thuốc, cũng có người không dùng thuốc theo chỉ định thì rất có thể sau này thận và các cơ quan khác sẽ bị tổn thương.

47 tuổi bị suy thận, tử vong sau 2 tháng: BS tiếc nuối nhắn nhủ sai lầm gây chết người - 2

Ngoài việc dùng thuốc, có 2 việc rất đáng làm mà người có bệnh nên tuân thủ:

1. Uống nhiều nước

Uống nhiều nước có thể làm loãng axit uric và tăng tốc độ đào thải axit uric. Tất nhiên là nên uống ít đồ uống có đường, trời nóng nhiều người thích uống nước ngọt, trà sữa dễ dẫn đến tăng axit uric máu, nhớ tiết chế và kiêng khem cẩn thận.

2. Chú ý đến chế độ ăn uống

Trước hết, cần tránh các thực phẩm có hàm lượng purin cao như hải sản, nội tạng động vật, thịt, nấm, rong biển, đậu phụ, v.v.

Ít ăn lẩu bởi vì hầu hết các thành phần trong lẩu đều chứa nhiều purin và chất béo, lượng mỡ trong cơ thể tăng cao sẽ hạn chế rất nhiều việc đào thải axit uric ra ngoài.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng so với những người ít ăn lẩu, những người ăn lẩu thường xuyên sẽ có nguy cơ bị axit uric cao hơn.

Cuối cùng, chế độ ăn nên nhạt, nên ăn nhiều rau quả vừa bổ sung vitamin cần thiết cho cơ thể vừa giúp thúc đẩy quá trình bài tiết axit uric.

Thực phẩm nên dùng: Bí xanh, cần tây, cà rốt, dưa chuột, cà chua, cam, dưa hấu, anh đào, dâu tây và các loại thực phẩm khác.

Theo Vân Hồng (Pháp Luật & Bạn Đọc)

Nổi bật