Gan nhiễm mỡ là tình trạng chất béo tích tụ quá mức trong gan. Nếu có một lượng nhỏ chất béo trong gan, điều này rất bình thường, nhưng nếu có quá nhiều sẽ trở thành một vấn đề lớn đối với sức khỏe.
Như bạn đã biết, gan là cơ quan lớn thứ 2 trong cơ thể. Đây là nơi hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn và đào thải độc tố ra ngoài. Trong trường hợp nếu có nhiều chất béo ở gan, nó sẽ gây ra viêm và làm tổn thương các mô bên trong, nghiêm trọng hơn sẽ dẫn tới ung thư gan.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra gan nhiễm mỡ, nhưng phần lớn là do chế độ ăn uống không đúng cách. Chính vì thế, nếu muốn phòng tránh căn bệnh này, bạn cần tuân thủ 8 nguyên tắc trong chế độ ăn uống sau đây:
8 nguyên tắc người bị gan nhiễm mỡ cần tuân thủ
1. Bỏ rượu
Rượu có thể làm tổn thương trực tiếp tế bào gan và tăng men gan. Hơn nữa, nếu là rượu vang, nó có thể chuyển hóa thành lượng calo rất cao, dễ gây ra béo phì. 1ml rượu có thể khiến cơ thể nạp vào 7000 calo, gấp đôi so với đường. Vậy nên, bỏ rượu là nguyên tắc đầu tiên để cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ.
2. Kiêng ăn thịt mỡ và nội tạng động vật
Những thực phẩm từ thịt giàu chất béo, nhiều cholesterol như mỡ, nội tạng động vật..., nếu ăn nhiều sẽ làm tăng lipid máu, làm trầm trọng thêm tình trạng gan nhiễm mỡ.
3. Tránh uống trà ngay sau khi ăn thịt
Một số người nghĩ rằng uống trà hoặc thậm chí trà đậm đặc ngay sau khi ăn thịt, trứng, các thực phẩm giàu chất đạm sẽ tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, các chất trong trà sẽ làm giảm bớt việc hấp thu chất đạm, chất béo. Đây là một quan điểm sai lầm và không có căn cứ khoa học.
Trên thực tế, trong trà có chứa một lượng lớn tannin và các hợp chất có tính kiềm, dễ dàng kết hợp với các protein, sẽ làm chậm nhu động ruột, ức chế quá trình phân giải các chất dinh dưỡng, từ đó dẫn tới chứng đầy bụng, khó tiêu, táo bón.
Ngoài ra, phản ứng hóa học này làm tăng tốc việc thải độc, khiến các chất gây ung thư xâm nhiễm vào gan, gây ra gan nhiễm mỡ. Việc uống trà sau khi ăn cũng làm loãng men tiêu hóa, gây ra nhiều hạn chế cho dạ dày.
4. Uống sữa tách kem
Hàm lượng canxi trong sữa tách kem và sữa nguyên kem về cơ bản là giống nhau. Thế nhưng, sữa tách kem sẽ loại bỏ chất béo, ngoài việc bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết mà còn có thể tránh nạp vào cơ thể quá nhiều chất béo.
5. Uống ít nước canh
Nước canh không chứa nhiều dinh dưỡng như nhiều người vẫn nghĩ, thậm chí nó còn có hàm lượng calo cao, giàu chất béo, hoàn toàn không có lợi trong quá trình hồi phục gan. Nếu là bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ, nên ăn canh rau ngót với nấm sẽ mang lại hiệu quả hơn.
6. Hạn chế dầu động vật và kiểm soát dầu thực vật
Bệnh nhân gan nhiễm mỡ nên hạn chế tiêu thụ dầu ăn, chỉ nên dừng lại ở mức 20ml một ngày, tương đương với 2 thìa.
7. Hạn chế ăn quá ngọt, ngũ cốc thô
Tốc độ dạ dày tiêu hóa ngũ cốc thô tương đối chậm, khiến cơ thể có cảm giác no nhẹ, từ đó khó có thể kiểm soát được tổng lượng thức ăn trong một ngày. Điều này cũng ảnh hưởng nhiều đến lượng calo và có liên quan đến việc tích tụ chất béo trong gan.
Bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ nên tránh ăn đồ ngọt, vì thực phẩm này có hàm lượng calo rất cao, nhưng nếu là socola đen nguyên chất thì có thể ăn được. Ngoài ra, một số loại trái cây có độ ngọt cao cũng nên hạn chế ăn hoặc không nên ăn.
8. Ăn 500-1000 gram rau xanh mỗi ngày
Người bị gan nhiễm mỡ nên ăn không ít hơn 500gr rau xanh mỗi ngày, đặc biệt nên tránh các loại củ như khoai tây, khoai mỡ, khoai môn, củ sen... Những loại củ này chứa nhiều tinh bột, giàu năng lượng, dễ dẫn tới tăng cần, từ đó làm nặng thêm tình trạng gan nhiễm mỡ.
Một số thói quen sinh hoạt cần cải thiện
Ngoài việc kiểm soát chế độ ăn uống, việc cải thiện thói quen sinh hoạt cũng giúp ích rất nhiều trong quá trình hồi phục của bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ, cần chú ý 3 thói quen sau:
1. Đảm bảo ngủ đủ giấc
Việc nghỉ ngơi có thể làm giảm việc cơ thể tiêu hao năng lượng, từ đó gián tiếp làm giảm sự phân hủy glycogen và protein, giảm gánh nặng cho gan. Mỗi ngày nên ngủ từ 6 đến 8 tiếng, ngủ quá nhiều hay quá ít cũng đều ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng bệnh.
2. Hạn chế hút thuốc
Khói thuốc lá chứa hàng nghìn chất độc hại, sau khi hít vào cơ thể sẽ làm tổn thương các cơ quan nội tạng, trong đó có cả gan. Là một cơ quan giải độc, chức năng gan bị suy giảm rất nhiều khi bị gan nhiễm mỡ, nếu hít thêm một lượng khí độc sẽ làm nặng thêm các tổn thương ở gan.
Ngoài ra, chất nicotin có trong khói thuốc lá không chỉ làm tổn thương gan, nó còn gây ra co thắt mạch máu, tăng độ nhớt của máu, làm nặng thêm tình trạng rối loạn ở gan khiến bện ngày càng thêm nặng.
3. Cố gắng cải thiện tình trạng đại tiện
Khi gan bị bệnh, khả năng thải độc tố cũng giảm theo. Nếu người bị gan nhiễm mỡ kèm theo bị táo bón, sự phát triển các vi khuẩn có hại trong đường ruột tăng lên, các chất độc hại cũng sản sinh ra nhiều hơn, khiến gan tăng thêm gánh nặng và làm chậm quá trình phục hồi.
Vì vậy, để duy trì tình trạng phân bình thường, người bệnh nên ăn nhiều trái cây phù hợp, rau quả giàu chất xơ, đồng thời uống nhiều nước.
Theo Phan Hằng (Báo Dân Sinh)