Đây là kinh nghiệm tôi có được trong sự nghiệp tư vấn hôn nhân của mình, và là vì bản thân tôi cũng là một người mẹ với 3 đứa con.
Thực chất thì đây là một thời điểm khó khăn thường thấy trong hầu hết các cuộc hôn nhân. Nguyên nhân các cặp vợ chồng có nhiều hơn một con vấp phải khó khăn trong mối quan hệ đôi bên thường là do stress, xa cách lẫn nhau hay mâu thuẫn trong việc phân chia việc nhà và chăm sóc các con.
Việc có con một thường khiến cuộc sống của hai vợ chồng dễ dàng hơn là hai con. Cả hai có nhiều thời gian cho con, cho công việc và thời gian giành cho nhau nhiều hơn. Dù là cả hai vợ chồng cùng đi làm.
Việc có con một thường khiến cuộc sống của hai vợ chồng dễ dàng hơn là hai con (Ảnh: Internet) |
Giờ khi các bạn biết rằng mình không đơn độc trong việc này (nếu các bạn chỉ có một con thì nên suy nghĩ và chuẩn bị tâm lí cho thật kĩ trước khi sinh tiếp, hoặc hãy dừng lại), sau đây là 10 lí do tại sao thời điểm ngay sau khi đứa con thứ hai chào đời là vô cùng khó khăn với quan hệ vợ chồng. Đây là kinh nghiệm tôi có được trong sự nghiệp tư vấn hôn nhân của mình, và là vì bản thân tôi cũng là một người mẹ với 3 đứa con.
1. Người bố cũng phải chung tay
Với việc chỉ có một con thì người bố, dù là không thích việc chăm sóc em bé cũng chẳng phiền mấy khi phải thay tã cho bé vài ba lần trong ngày, nhất là khi mẹ và vợ anh ấy luôn có mặt để hỗ trợ. Với đứa con thứ hai thì người bố phải thực sự dốc hết sức (dù có không ít người chồng thực sự thích thú với những trách nhiệm mới này của mình) khi anh trông đứa lớn còn vợ mình trông đứa nhỏ. Đây là một thay đổi rất lớn đối với cuộc sống của cả hai, nó có nghĩa là cả hai có thể sẽ cãi cọ về việc: người bố trông con thế nào, anh ta không trông con theo chuẩn mực của người vợ, và ý kiến của anh ấy về việc bản thân anh hầu như không có thời gian nghỉ ngơi sau khi đi làm về. Và những cuộc cãi nhau đó sẽ khiến quan hệ đôi bên tụt dốc rất nhanh.
2. Không còn "cặp đôi hoàn hảo với 1 con" nữa
Khi đã có hai con thì gia đình đã đông hơn, và hai bạn không còn cảm thấy như hai vợ chồng nữa, mà như một ông bố và một bà mẹ. Hai bạn không thể lúc nào cũng bồng con đi chợ hay đi đây đó, hay nắm tay hay hôn hít nơi công cộng nữa, thử dẫn đứa lớn và đứa nhỏ vào siêu thị rồi bạn sẽ biết thế nào là "khổ".
3. Đứa lớn cũng rất cần sự quan tâm
Thường thì trẻ biết đi lúc nào cũng hơi phá và gây phiền hà, nhưng nếu cha mẹ không bỏ thời gian cho chúng nhiều như với đứa nhỏ thì chúng sẽ cảm thấy ghen tị. Chưa kể tới nhiều thói quen hằng ngày của hai vợ chồng sẽ bị thay đổi khi phải nuôi hai bé phát triển ở những giai đoạn khác nhau. Như vừa phải thức khuya canh đứa nhỏ nhưng cũng phải dậy sớm để chở đứa lớn đi mẫu giáo. Sự căng thẳng và xáo trộn trong cuộc sống gia đình có thể khiến cả người chồng và người vợ có nhiều phút giây "ngao ngán" về hôn nhân.
4. Người vợ hầu như không còn hứng cho "chuyện ấy" nữa
Có thể với một con thì sẽ khác nhưng khi người mẹ phải trông hai đứa cả ngày và thức hầu như cả đêm để canh cho đứa nhỏ ngủ (Ảnh: Internet) |
Có thể với một con thì sẽ khác nhưng khi người mẹ phải trông hai đứa cả ngày và thức hầu như cả đêm để canh cho đứa nhỏ ngủ. Và những việc đó, cộng thêm với sự thay đổi hormone trong thời gian mang thai sẽ khiến nhiều cô vợ không còn có hứng thú với "chuyện ấy" nữa. Chưa hết, việc thay đổi lượng hormone trong cơ thể cũng sẽ có ảnh hưởng tới tính khí của người mẹ khiến cô dễ dàng cáu gắt với tất cả mọi người xung quanh. Tình hình này nếu diễn ra liên tục có thể dễ dẫn đến tình trạng người chồng ra ngoài "vụng trộm".
5. Cảm giác lúc mới yêu nhau đã không còn
Vâng, cả hai bạn chắc chắn sẽ rất mực yêu thương cả hai đứa con của mình, nhưng cái cảm giác tình yêu nồng cháy giữa hai vợ chồng như lúc mới cưới thì gần như đã mất đi. Thay vào đó là sự mệt mỏi, stress, cảm giác chán nản và mâu thuẫn giữa hai vợ chồng có xu hướng ngày một nhiều.
6. Bạn chẳng còn thời gian cho việc gì nữa
Mỗi phút giây đứa nhỏ ngủ là mỗi phút giây cả hai vợ chồng phải dành ra cho đứa lớn (như dạy con học bài) hay tranh thủ làm việc nhà. Và vì đây là đứa con thứ hai nên ông bà nội ngoại sẽ không còn hứng thú giúp đỡ hai bạn trong việc chăm sóc chúng như họ làm khi bạn sinh đứa đầu tiên nên bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều việc phải làm.
7. Người chồng/vợ không còn là số 1 nữa
Là việc hoàn toàn bình thường, khi có con thì cả hai phải đặt bé lên trên mong muốn của bản thân. Nếu chỉ có một con thì khi bé đã ngủ, cả hai sẽ có thời gian cho nhau. Nhưng khi có hai đứa thì người chồng/vợ sẽ bị rơi xuống số 3. Và nếu cả hai còn là những người bận rộn với công việc thì có thể chồng/vợ sẽ còn bị rơi xuống vị trí số 4. Điều này dễ dẫn tới xu hướng ngoại tình vì muốn tìm kiếm lại vị trí được là "số 1" của ai đó.
8. Cảm thấy stress vì phải ôm đồm quá nhiều thứ
Đoán xem ai gặp phải vấn đề này? Đúng, là người vợ. Khi các cô vừa phải trông con nhỏ vừa cố gắng để đứa lớn cảm thấy không bị bỏ quên, rồi còn phải lo cả việc nhà, việc học của con. Chưa kể tới cảm giác tội lỗi mỗi lần nhìn vào gương và phát hiện ra mình đã quên chăm sóc bản thân. Tất cả những thứ đó sẽ khiến các cô vợ thường xuyên trong tình trạng khó chịu và người chồng sẽ phải hứng hết những cơn giận (có khi là rất vô cớ) đó. Và đó chính là khởi điểm của mọi mâu thuẫn đôi bên.
9. Tiền bạc
Giờ đây bạn đã có hai con, bạn sẽ phải bắt đầu lo về các khoản chi tiêu cho chúng trong tương lai, như trường mầm non, nhà trẻ, lớp thể thao, lớp năng khiếu và một ngày nào đó là đại học. Chúng ta đều biết rằng việc có đứa con thứ hai sẽ rất tốn kém nhưng chỉ tới khi bé chào đời thì bạn mới thật sự thấm thía.
Thường thì sau 6 tháng tới 1 năm khi đứa con thứ hai chào đời thì các khủng hoảng trong gia đình sẽ dần lắng dịu xuống. Khi đó, cả hai vợ chồng đã bắt đầu quen với nếp sống mới nhưng nếu bạn còn cảm thấy giữa cả hai có nhiều mâu thuẫn không thể giải quyết thì hãy lập tức cùng nhau tới gặp chuyên gia tư vấn hôn nhân ngay.
Chúng ta đều biết rằng việc có đứa con thứ hai sẽ rất tốn kém nhưng chỉ tới khi bé chào đời thì bạn mới thật sự thấm thía (Ảnh: Internet) |
Vì vậy nếu bạn gặp những khó khăn trên sau khi sinh đứa thứ hai thì hãy làm như sau:
1. Hãy đợi vài tháng trước khi đưa ra bất kì quyết định hấp tấp nào, dù là khi bạn cảm thấy quá ngao ngán với đời sống hôn nhân.
2. Hãy cứ bình thường làm "chuyện ấy" khi có cơ hội. Như thế có thể giúp cả hai giải tỏa căng thẳng và xích lại gần nhau hơn.
3. Hãy cố gắng đối xử tốt và thương yêu nhau dù là bạn có đang "mệt chết đi được".
4. Đôi khi hãy cùng nhau đi chơi hay bỏ thời gian ở nhà cùng nhau cũng được, tùy vào ý kiến và tài chính của cả hai.
5. Mỗi khi có thời gian rảnh cả hai hãy cùng ngồi lại và nói chuyện, chia sẻ cảm xúc với nhau.
6. Chấp nhận thực tế rằng cuộc sống của cả hai đã thay đổi và cùng nhau thỏa hiệp, vượt qua thời điểm khó khăn này và giúp cuộc hôn nhân trở nên bền vững hơn (như sắp xếp việc thuê người trông trẻ, giúp nhau việc nhà, công việc của hai vợ chồng và cả chuyện chăn gối..v..v).
Theo Nắng (Thời Đại)