Đón năm mới, người Trung Quốc dán ngược chữ 'Phúc' ở 2 chỗ

07/02/2019 14:51:30

Phong tục đón năm mới âm lịch của người Trung Quốc đã trải qua mấy nghìn năm lịch sử, hơn nữa họ còn có hàng loạt tập tục ổn định, vô cùng phong phú nhưng cũng hết sức cẩn thận.

Theo phong tục truyền thống của người Trung Quốc, vào năm mới chữ "Phúc" được dán ngược chủ yếu ở 2 chỗ. Một nơi là trên vại nước và thùng rác, do đồ trong 2 vật này phải đổ từ trong ra ngoài.

Đón năm mới, người Trung Quốc dán ngược chữ 'Phúc' ở 2 chỗ

Để tránh phúc đức và may mắn của gia đình bị đổ đi, họ bèn dùng chữ "đảo" đồng âm với chữ "đáo" nên đã đảo ngược chữ "Phúc", dùng nghĩa "phúc đến" để át nghĩa "phúc đi" thể hiện mong ước hướng đến và theo đuổi một cuộc sống tốt đẹp.

Một nơi nữa dán ngược chữ này là trên tủ trong nhà. Tủ là nơi chứa đồ. Dán ngược chữ "Phúc" tức là phúc lộc và tài lộc luôn vào trong nhà, trong phòng và trong tủ.

Đón năm mới, người Trung Quốc dán ngược chữ 'Phúc' ở 2 chỗ - 1

Còn chữ "Phúc" trên cửa lớn luôn dán xuôi ngay ngắn. Dán chữ "Phúc" ở cửa lớn có nghĩa là "đón phúc" và "nạp phúc", cửa lớn lại là cửa ra vào của gia đình, một nơi trang trọng và tôn kính, thế nên chữ này bắt buộc phải dán thật trang trọng.

Tập tục đốt pháo vốn để trừ tà ma

Tập tục này của người Trung Quốc có khởi nguồn từ rất sớm, đến giờ đã có hơn 2000 năm lịch sử. Nó được ghi lại từ thời kỳ Nam Triều. Trong "Kinh Sở Tuế thời ký" của đời Lương có viết: "Ngày mùng 1 tháng giêng, dậy từ gà gáy, đốt pháo sân trước để trừ tà ma."

Đây là thuyết pháp sớm nhất liên quan đến tục đốt pháo. Ban đầu con người đốt pháo để trừ yêu ma quỷ quái. Từ đó cũng có thể thấy hàng loạt tập tục được tiến hành vào đầu năm mới đều là để cầu bình an.

Đón năm mới, người Trung Quốc dán ngược chữ 'Phúc' ở 2 chỗ - 2

Bữa cơm đoàn viên không được ăn hết sạch đồ ăn

Bữa cơm tất niên còn gọi là "bữa cơm đoàn viên", là bữa tối cuối cùng của một năm, cũng là bữa ăn kéo dài nhất trong cả năm. Cả nhà ngồi quây quần bên nhau cùng ăn bữa tối tiễn năm cũ.

Món ăn trong bữa cơm này đơn giản hay cầu kỳ là do điều kiện kinh tế của mỗi nhà nhưng vẫn có những tập tục cố định chẳng hạn như vị trí ngồi của người già, người lớn và trẻ nhỏ, không được nói những lời không may mắn, không đánh mắng trẻ con…

Các món ăn cố gắng thật phong phú, để thừa lại mong "bữa nào cũng thừa", "năm nào cũng dư" khiến người ta cảm thấy no đủ cả năm. Trong bữa ăn còn phải nói thật nhiều lời may mắn, không khí vui vẻ, ấm cúng.

Một điều đáng được nhắc đến nữa là trong mâm cơm tất niên của người Trung Quốc không thể thiếu một món cá. Trong tiếng Hán, chữ "ngư" nghĩa là cá, đồng âm với chữ "dư", nên hàng năm có cá tức là một năm dư thừa, ý mong may mắn và sung túc.

Theo Hồng Ánh (Tổ Quốc)

Nổi bật