Cơ sở giáo dục hàng đầu này của Singapore vẫn giữ vị trí đầu bảng trong bảng xếp hạng châu Á năm 2018 sau khi những chỉ số về môi trường nghiên cứu và giảng dạy đã tăng lên, có số lượng trích dẫn nhiều hơn và đảm bảo mức thu nhập ngành cao hơn.
Trong khi đó, lần đầu tiên ĐH Tsinghua đã vượt qua ĐH Bắc Kinh để trở thành cơ sở giáo dục hàng đầu Trung Quốc trong lịch sử 6 năm bảng xếp hạng. Năm nay, Tsinghua có lượng bài báo xuất bản cao hơn Bắc Kinh, đồng thời thu nhập của các nghiên cứu viên cũng tăng với tốc độc nhanh hơn đối thủ.
Tổng thể, Trung Quốc có 63 trường đại học có mặt trong bảng xếp hạng hơn 350 trường đại học châu Á. Nhiều trường trong số đó đã có những tiến bộ trong năm nay.
Nhật Bản một lần nữa trở thành quốc gia có nhiều đại diện nhất, với 89 trường đại học.
Hồng Kông cũng có những thành công nhất định, với 3 trường đại học nằm trong top 10 và 6 trường nằm trong top 60.
Ở khu vực Đông Nam Á, lần đầu tiên ĐH Malaysia nằm trong top 50. Indonesia có số đại diện tăng lên gấp đôi – 4 trường so với năm ngoái 2 trường.
Hầu hết các trường trong số 10 đại diện của Thái Lan đều rớt hạng khi quốc gia này đang chật vật với dân số già và nguồn cung giáo dục đại học bị dư thừa. Đài Loan cũng bị suy giảm vị trí vì những lý do tương tự.
Các quốc gia khác cũng đang cảm nhận được sự cạnh tranh ở lục địa lớn nhất thế giới này. Trong khi đó, Ấn Độ, Pakistan, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đều tăng số đại diện trong bảng xếp hạng. Tuy nhiên, một vài trường trong số đó lại bị tụt vị trí.
Bảng xếp hạng năm nay có hơn 350 trường tới từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam không có đại diện nào trong bảng xếp hạng.
Theo Nguyễn Thảo (VietNamNet)