Đó là yêu cầu của Phó Bí thư thường trực thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng tại buổi kiểm tra công tác triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội 12 của Đảng, Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ thành phố; công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp thành phố nhiệm kỳ 2016-2021, sáng 7/4.
|
Ông Vũ Hồng Khanh phát biểu tại buổi làm việc. |
Trong số 25 đơn thư khiếu nại tố cáo, liên quan đến bầu cử có 12 đơn trùng lặp không rõ ràng về nội dung, nặc danh. Có hai đoàn khiếu nại tố cáo đông người (1 đoàn 14 người, 1 đoàn 6 người) có nội dung liên quan đến người ứng cử đại biểu HĐND các cấp.
Uỷ ban MTTQ thành phố đã nghiên cứu, phân loại chuyển 13 đơn thư đến các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết, kết luận theo Luật định. Đến nay đã có trả lời của UBND xã Vĩnh Quỳnh góp ý, phản ánh về ông Nguyễn Tường Thụy, tự ứng cử ĐBQH.
Cũng theo bà Oanh, qua nắm bắt dư luận xã hội, nhân dân băn khoăn xung quanh việc chuẩn bị nhân sự đại biểu HĐND các cấp vẫn nặng về cơ cấu, ít chú trọng đến chất lượng sẽ lại rơi vào tình trạng 1 số người được bầu chỉ là đại biểu ngồi dự bị và nhất trí, không đại diện cho ý chí và nguyện vọng của cử tri.
Dư luận cũng cho rằng việc vận động, giới thiệu người tham gia ứng cử ở từng đơn vị gặp khó khăn vì họ cho rằng đưa vào danh sách chỉ làm nền (quân xanh) cho cán bộ xã.
Cập nhật thêm thông tin về việc tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh cho biết, hiện Uỷ ban MTTQ thành phố đã tiếp nhận 36 đơn thư đều liên quan đến các người ứng cử ĐBQH và HĐND các cấp. Uỷ ban MTTQ thành phố đã chuyển các cơ quan chức năng xem xét giải quyết 18 đơn thư theo luật định.
Ông Vũ Hồng Khanh cũng cho biết, việc tổ chức các hội nghị lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử ĐBQH và HĐND các cấp trên địa bàn thành phố đã cơ bản hoàn thành và sẽ kết thúc vào ngày 12/4.
Theo Chủ tịch Uỷ ban MTTQ thành phố Hà Nội, tại lần bầu cử này không khí dân chủ cao hơn, người dân đã hăng hái và đã không còn sự ngại ngùng khi tự ứng cử. Toàn thành phố có 48 người tự ứng cử ĐBQH trong đó đa số người theo xu hướng muốn đóng góp trí tuệ tâm huyết cho Quốc hội.
Theo kế hoạch tại hội nghị hiệp thương lần ba, Ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội sẽ “chốt” danh sách chính thức 50 người ứng cử ĐBQH từ danh sách sơ bộ 87 người tại hội nghị hiệp thương lần 2 để tiến hành các bước tiếp xúc cử tri, vận động tranh cử, niêm yết danh sách người ứng cử, danh sách cử tri.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội, Ngô Thị Thanh Hằng đề nghị, MTTQ thành phố khi tiến hành các hội nghị lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú cần phải được đảm bảo an toàn, chất lượng, phát huy dân chủ. Không để lọt vào danh sách hiệp thương lần 3 những người cơ hội chính trị, không đủ tiêu chuẩn.
Theo Phó bí thư thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng trong thời gian tới, MTTQ các cấp thành phố cần làm tốt công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tập huấn cho các tổ bầu cử vì đây là lực lượng quan trọng để quyết định thành công của ngày bầu cử.
Theo Anh Vũ (Đại Đoàn Kết Online)