Từ ngày 1/7/2024, không bắt buộc tất cả công dân phải đổi từ thẻ CCCD sang thẻ Căn cước. Tuy nhiên nếu công dân thuộc trong các trường hợp dưới đây thì bắt buộc phải làm thủ tục cấp đổi.
Cụ thể, căn cứ Điều 24 Luật Căn cước mới nhất, các trường hợp phải đổi thẻ Căn cước từ 1/7/2024 gồm:
Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này.
Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh.
Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật.
Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước.
Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính.
Xác lập lại số định danh cá nhân.
Khi người được cấp thẻ căn cước có yêu cầu.
Công dân nếu cấp, cấp đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước các độ tuổi phải đổi thẻ Căn cước ở trên (tức đủ 23 tuổi, đủ 38 tuổi và đủ 58 tuổi) thì vẫn có giá trị sử dụng đến độ tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Các trường hợp trên không đổi thẻ sẽ bị phạt như thế nào?
Không đi đổi sang thẻ Căn cước trong trường hợp phải đổi lại, cấp lại tức là không thực hiện đúng quy định về cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ Căn cước được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021 của Chính phủ.
Hành vi này sẽ bị phạt nhẹ nhất là cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300 - 500 nghìn đồng.
Công dân có nhu cầu có thể thực hiện online trên Cổng dịch vụ công hoặc thực hiện trực tiếp tại nơi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước. Cũng theo Luật mới, từ 1/7 tới đây, thời hạn và thủ tục cấp thẻ căn cước cũng được rút ngắn, thống nhất là 7 ngày làm việc, đối với tất cả trường hợp cấp, cấp đổi, cấp lại.
Theo Duy Anh (Nguoiduatin.vn)