Thu hồi đất sân golf để mở rộng sân bay là giải pháp căn cơ

13/06/2017 15:07:00

Ông Phan Tương – nguyên Giám đốc sân bay Tân Sơn Nhất - cho rằng không ai được phép lấy đất sân bay đem cho thuê. Trong khi đó, Trung tá Lê Trọng Sành - nguyên Trưởng phòng Quản lý bay - thẳng thắn nói: “Chỉ có thu hồi đất sân golf để mở rộng sân bay mới là giải pháp căn cơ”...

Ông Phan Tương – nguyên Giám đốc sân bay Tân Sơn Nhất - cho rằng không ai được phép lấy đất sân bay đem cho thuê. Trong khi đó, Trung tá Lê Trọng Sành - nguyên Trưởng phòng Quản lý bay - thẳng thắn nói: “Chỉ có thu hồi đất sân golf để mở rộng sân bay mới là giải pháp căn cơ”...

Sân golf không nên tồn tại trong sân bay

Trao đổi cùng PV Dân trí, các cán bộ từng là lãnh đạo sân bay Tân Sơn Nhất đều bày tỏ bất bình đối với việc lấy đất sân bay làm sân golf. Sân golf trong sân bay không những làm ngập lụt mà còn uy hiếp đến an toàn hàng không. Việc lấy lại sân golf để mở rộng sân bay là hết sức cấp thiết để giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông trên trời lẫn dưới đất và ngập lụt trong sân bay.

Ông Phan Tương – nguyên Giám đốc sân bay Tân Sơn Nhất - cho rằng không ai được phép lấy đất sân bay đem cho thuê. Nếu không sử dụng thì phải trả lại cho Nhà nước. Ông bức xúc: “Cho thuê đất này, cho thuê 25 năm, 27 năm. Ai cho phép?”.

Đồng quan điểm, Trung tá Lê Trọng Sành – nguyên Trưởng phòng Quản lý bay sân bay Tân Sơn Nhất - cho rằng: Việc tồn tại của sân golf trong sân bay hiện nay là cực kỳ nguy hiểm. Hàng rào sân golf nằm sát đường cánh hạ cánh gây uy hiếp an toàn bay.

Ngoài ra, khu vực nhà hàng trong sân golf nằm trong phạm vi vòng lượn của máy bay khi cất hạ cánh cũng tiềm ẩn sự rủi ro cao khi có sự cố hàng không. “Đây là vấn đề cực kỳ nguy hiểm với ngành hàng không”, ông Sành nói.

Theo ông, hàng rào sân golf nằm sát đường cánh hạ cánh gây uy hiếp an toàn bay. (Ảnh: Phạm Nguyễn)

Theo ông, hàng rào sân golf nằm sát đường cánh hạ cánh gây uy hiếp an toàn bay. (Ảnh: Phạm Nguyễn)

Ngoài ra, khu vực nhà hàng trong sân golf nằm trong phạm vi vòng lượn của máy bay khi cất hạ cánh cũng tiềm ẩn sự rủi ro cao khi có sự cố hàng không. “Đây là vấn đề cực kỳ nguy hiểm với ngành hàng không”, ông Sành nói.(Ảnh: Phạm Nguyễn)

Ngoài ra, khu vực nhà hàng trong sân golf nằm trong phạm vi vòng lượn của máy bay khi cất hạ cánh cũng tiềm ẩn sự rủi ro cao khi có sự cố hàng không. “Đây là vấn đề cực kỳ nguy hiểm với ngành hàng không”, ông Sành nói.(Ảnh: Phạm Nguyễn)

Mở đường băng thứ 3 về phía Bắc

Về việc mở rộng sân bay, ông Sành cho rằng: việc Bộ Quốc phòng bàn giao 21ha khu vực phía Nam sân bay để xây dựng thêm nhà ga không giải quyết được căn cơ vấn đề quá tải trên trời lẫn dưới đất và kể cả vấn nạn ngập ở khu vực này.

Ông phân tích thêm: Khi mở rộng sân bay về phía Nam thì nước từ khu vực sân golf vẫn tràn xuống và gây ngập sân bay. Phương án này cũng không giải quyết được bài toán ách tắc giao thông ở cửa ngõ ra vào sân bay cũng như nâng công suất sân bay lên mức tốt nhất.

Ông khẳng định, thu hồi đất sân golf là có đất để xây nhà ga, vị trí đỗ máy bay, đường lăn, thậm chí có thể mở thêm đường băng… Do đó, quan điểm của ông là cần thu hồi đất ở sân golf hiện nay để mở rộng sân bay về phía Bắc.

Về chỉ đạo nghiên cứu mở đường băng thứ 3 của Thủ tướng Chính phủ, ông Sành cũng đồng quan điểm với PGS – TS Nguyễn Thiện Tống (nguyên Chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật hàng không – Trường Đại học Bách khoa TPHCM) là nên mở ở khu vực phía Bắc (khu sân golf) để tăng khả năng phục vụ của sân bay Tân Sơn Nhất lên 80 triệu hành khách/năm. Ông đánh giá đây là phương án khả thi.

Bộ Quốc phòng bàn giao 21ha khu vực phía Nam sân bay để xây dựng thêm nhà ga không giải quyết được căn cơ vấn đề quá tải trên trời lẫn dưới đất và ngập nước hiện nay.(Ảnh: Phạm Nguyễn)

Bộ Quốc phòng bàn giao 21ha khu vực phía Nam sân bay để xây dựng thêm nhà ga không giải quyết được căn cơ vấn đề quá tải trên trời lẫn dưới đất và ngập nước hiện nay.(Ảnh: Phạm Nguyễn)

Ông Sành khẳng định, thu hồi đất sân golf là có đất để xây nhà ga, vị trí đỗ máy bay, đường lăn, thậm chí có thể mở thêm đường băng…

Ông Sành khẳng định, thu hồi đất sân golf là có đất để xây nhà ga, vị trí đỗ máy bay, đường lăn, thậm chí có thể mở thêm đường băng…

Ông Sành cho rằng: Không nhất thiết phải làm đường dài đến 4.000m hay 3.600m, phải tốn kém thêm chi phí giải phóng mặt bằng rồi cho là phương án mở rộng sân bay về phía Bắc không khả thi như một số ý kiến của ngành quản lý.

Ông lý giải thêm, với xu thế sử dụng máy bay sức chứa 300-350 hành khách như hiện nay thì chỉ cần đường băng dài 2.500m là đủ tiêu chuẩn cho máy bay loại này cất-hạ cánh. Như vậy, đất thu hồi từ sân golf là đủ để làm đường băng 2.500m chứ không cần phải tốn thêm chi phí giải phóng mặt bằng về hướng nhà dân.

Ngoài ra, ông Sành cũng lưu ý, nếu mở rộng sân bay về phía Bắc (phía sân golf) là có thể mở thêm đường vào sân bay từ hướng đường Quang Trung, Trường Chinh. Từ đó sẽ phá vỡ thế độc đạo vào sân bay từ hướng đường Trường Sơn hiện nay. Khi đó, vấn đề ùn tắc giao thông ở cửa ra vào sân bay cũng được giải quyết.

Cửa chính sân golf nằm trên đường Tân Sơn. Hai đầu con dường này là đường Trường Chinh và Quang Trung.

Cửa chính sân golf nằm trên đường Tân Sơn. Hai đầu con dường này là đường Trường Chinh và Quang Trung.

 Đường Cộng Hòa nối ra Trường Chinh, nếu đi thẳng là ra quốc lộ 1A. Ông Sành lưu ý, nếu mở rộng sân bay về phía Bắc (phía sân golf) là có thể mở thêm đường vào sân bay từ hướng đường Quang Trung, Trường Chinh. Từ đó sẽ phá vỡ thế độc đạo vào sân bay từ hướng đường Trường Sơn hiện nay.

Đường Cộng Hòa nối ra Trường Chinh, nếu đi thẳng là ra quốc lộ 1A. Ông Sành lưu ý, nếu mở rộng sân bay về phía Bắc (phía sân golf) là có thể mở thêm đường vào sân bay từ hướng đường Quang Trung, Trường Chinh. Từ đó sẽ phá vỡ thế độc đạo vào sân bay từ hướng đường Trường Sơn hiện nay.

 

Ủng hộ chủ trương mở đường băng thứ 3

Về chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu mở đường băng thứ 3 cho sân bay Tân Sơn Nhất, PGS – TS Nguyễn Thiện Tống (nguyên Chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật hàng không, Trường đại học Bách khoa TPHCM) cho biết ông rất ủng hộ chủ trương này.

Theo ông, phải nhìn sân bay Tân Sơn Nhất trong dài hạn mới khai thác hết năng lực sân bay. Ông cho rằng, việc xây đường băng thứ 3 góp phần khai thác tối ưu 2 đường băng hiện hữu. Theo ông, với xu thế vận tải hàng không hiện nay thì không cần xây đường băng quá dài.

“Với đất sân bay lên tới 1.500 ha thì có thể nâng năng lực phục vụ lên 80 triệu hành khách năm. Khi thu hồi sân golf, chiều dài phía Bắc sân bay lên tới gần 3.000m. Như vậy, việc xây dựng đường băng 2.500m cũng đủ khai thác chứ chưa cần phải tính chuyện đổi thêm đất 2 đầu”, ông Tống nói.

Theo Quốc Anh – Phạm Nguyễn (Dân Trí)