Theo Bộ Y tế, tính đến 9h ngày 16/4/2020:
Thế giới ghi nhận hơn hai triệu ca nhiễm nCoV, trong đó hơn 134.000 người chết, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp tại Mỹ và châu Âu.
Mỹ vẫn là vùng dịch lớn nhất thế giới với 636.350 ca nhiễm và 28.326 ca tử vong, tăng lần lượt 33.361 và 2.652 ca.
Tây Ban Nha ghi nhận thêm 3.584 ca nhiễm và 453 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 177.644 và 18.708, là vùng dịch lớn nhất châu Âu và thứ hai thế giới.
Italy báo cáo 2.667 ca nhiễm mới, mức tăng thấp nhất kể từ ngày 13/3, nâng tổng số người nhiễm lên 165.155. Họ ghi nhận thêm 578 ca tử vong, nâng tổng số người chết lên 21.645. Trong khi số ca nhiễm mới đang giảm dần đều, số ca tử vong trong một ngày đã lơ lửng trong khoảng từ 525 đến 636 trong 11 ngày qua, ngoại trừ lần giảm mạnh xuống 431 hôm 12/4.
Pháp ghi nhận thêm 4.560 ca nhiễm và 1.438 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 147.863 và 17.167. Số bệnh nhân phải điều trị tích cực giảm trong 7 ngày liên tiếp.
Số ca nhiễm và tử vong ở Đức là 133.456 và 3.592 sau khi ghi nhận thêm lần lượt 1.246 và 97 ca. Đức bắt đầu nới lỏng hạn chế từ ngày 15/4, cửa hàng dưới 800 m2 được phép mở cửa nếu có "kế hoạch duy trì vệ sinh". Lệnh cấm tụ tập hơn hai người ở nơi công cộng vẫn được áp dụng, ngoài các thành viên gia đình sống cùng nhau.
Anh là vùng dịch lớn thứ năm châu Âu với 98.476 ca nhiễm và 12.868 người chết, tăng lần lượt 4.603 và 761. Thống kê ca tử vong tại Anh chỉ tính những trường hợp chết trong bệnh viện. Số liệu thực tế có thể cao hơn nhiều vì nhiều người chết tại nhà và viện dưỡng lão. Chính phủ Anh đang đối mặt với áp lực gộp số ca tử vong trong các viện dưỡng lão vào tổng số người chết.
Trung Quốc phát hiện thêm 46 ca nhiễm, gồm 34 ca ngoại nhập. Họ cũng báo cáo thêm 64 ca nhiễm không triệu chứng. Tổng số ca nhiễm là 82.341, trong đó 3.342 người chết.
Hàn Quốc ghi nhận thêm 22 ca nhiễm, đánh dấu ngày thứ 4 liên tiếp số ca nhiễm dưới 30. 50% số ca này là ngoại nhập. Toàn quốc ghi nhận 10.613 ca nhiễm và 229 ca tử vong.
Việt Nam đứng thứ 111/211 quốc gia, vùng lãnh thổ có ca mắc trên thế giới; 6/11 quốc gia có ca mắc trong khu vực ASEAN, không có ca tử vong.
Trong đó có 171 ca bình phục và 97 ca bệnh đang được điều trị.
Năm địa phương có đông bệnh nhân nhất:
Hà Nội: 112
TP Hồ Chí Minh: 55
Vĩnh Phúc: 19
Ninh Bình: 13
Bình Thuận: 9
Số người cách ly:
Tại bệnh viện: 471
Tại khu cách ly tập trung: 11.413
Tại nhà: 56.165
* Số trường hợp mắc nhập cảnh được quản lý ngay: 128
* Số trường hợp mắc được phát hiện tại cộng đồng: 140
Trong đó có 34 trường hợp xâm nhập từ nước ngoài được phát hiện tại cộng đồng, 28 trường hợp lây nhiễm từ trường hợp xâm nhập được phát hiện tại cộng đồng và 78 trường hợp lây nhiễm tại cộng đồng.
Về tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, hiện có 3 bệnh nhân nặng đang thở máy, lọc máu là:
BN19 và BN161 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2: BN19 đã có tiến triển, dừng được vận mạch, Glassgow 14 điểm
BN91 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh: Không sốt, thở máy, theo dõi rối loạn đông máu - Hội chứng HIT.
- Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2: 23 ca.
- Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2: 10 ca.
HP (Nguoiduatin.vn)