Chiều ngày 16/9, ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đã đưa ra những nhận định ban đầu về tình hình áp thấp nhiệt đới đang chuẩn bị vào biển Đông và có khả năng sẽ mạnh lên thành bão số 4.
Ông Hưởng cho biết, vị trí áp thấp nhiệt đới này hình thành tương đối giống với vị trí hình thành của cơn bão số 3 Yagi, tức là cùng ở phía Đông của đảo Lu Dông.
Tuy nhiên, ông Hưởng nhận định, điều kiện môi trường hiện nay không thuận lợi như bão số 3, mà áp thấp nhiệt đới này phải chia sẻ năng lượng, lượng ẩm với cơn bão Pulasan đang hoạt động ở phía Tây Bắc Thái Bình Dương. Vì thế, khi vào Biển Đông, áp thấp nhiệt đới không mạnh ngay, mà phải mất 1-2 ngày hoàn thành cấu trúc để phát triển thành bão.
Ngoài sự tương tác với cơn bão Pulasan, khi vào Biển Đông, áp thấp nhiệt đới này còn chịu tác động của dòng dẫn đường quy mô lớn từ áp cao cận nhiệt đới có biến động nhiều.
Đồng thời, thêm một hình thế thời tiết không thuận lợi nữa, là khối không khí lạnh có thể ảnh hưởng đến nước ta vào giai đoạn sau ngày 19/9.
Nhận định về tình hình áp thấp nhiệt đới, ông Hưởng cho biết vị trí áp thấp nhiệt đới này hình thành tương đối giống với vị trí hình thành của cơn bão số 3 Yagi, tức là cùng ở phía Đông của đảo Lu Dông.
Tuy nhiên, ông Hưởng nhận định, điều kiện môi trường hiện nay không thuận lợi như bão số 3, mà áp thấp nhiệt đới này phải chia sẻ năng lượng, lượng ẩm với cơn bão Pulasan đang hoạt động ở phía Tây Bắc Thái Bình Dương. Vì thế, khi vào Biển Đông, áp thấp nhiệt đới không mạnh ngay, mà phải mất 1-2 ngày hoàn thành cấu trúc để phát triển thành bão.
Ngoài sự tương tác với cơn bão Pulasan, khi vào Biển Đông, áp thấp nhiệt đới này còn chịu tác động của dòng dẫn đường quy mô lớn từ áp cao cận nhiệt đới có biến động nhiều.
Đồng thời, thêm một hình thế thời tiết không thuận lợi nữa, là khối không khí lạnh có thể ảnh hưởng đến nước ta vào giai đoạn sau ngày 19/9. Như vậy có thể hiểu, cuối tháng 9, miền Bắc khả năng sẽ đón một đợt không khí lạnh đầu tiên của mùa Thu năm nay.
Trước đó, theo dự báo tử cơ quan khí tượng, không khí lạnh sẽ bắt đầu hoạt động từ tháng 9, tháng 10 tới và xu hướng gia tăng tần suất, cường độ mạnh dần từ tháng 11.
Dù không khí lạnh được dự báo bắt đầu xuất hiện từ tháng 9, nhưng nhiệt độ trung bình tháng 9-10 trên cả nước phổ biến cao hơn so với trung bình nhiều năm khoảng 0,5 - 1 độ C; tháng 11 phổ biến ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.
Không khí lạnh và rét đậm, rét hại tiếp tục gia tăng cường độ, tần suất trong tháng 12-2024, tháng 1-2025. Hiện tượng rét đậm, rét hại diện rộng ở Bắc Bộ có khả năng xuất hiện vào nửa cuối tháng 12-2024 (tương đương so với trung bình nhiều năm); trong tháng 1 và tháng 2-2025, rét đậm, rét hại tiếp tục xuất hiện trên diện rộng ở các tỉnh miền Bắc; cần đề phòng khả năng xảy ra những đợt rét đậm, rét hại kéo dài khoảng 5-8 ngày, kèm theo hiện tượng sương muối, băng giá ở vùng núi khu vực Bắc Bộ.
Cũng theo cơ quan khí tượng, thời kỳ cuối năm, bão, áp thấp nhiệt đới và gió mùa Đông Bắc có khả năng gây ra gió mạnh, sóng lớn, ảnh hưởng đến các hoạt động trên khu vực Biển Đông. Hiện tượng rét đậm, rét hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sản xuất nông nghiệp của người dân (đặc biệt ở khu vực vùng núi Bắc Bộ). Ngoài ra, mưa lớn, lốc, sét vẫn có khả năng xuất hiện và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống và các hoạt động sản xuất.
Theo Nam An (Thanh Niên Việt)