Xét nghiệm tốn kém, điều trị phức tạp
“Dioxin là chất hóa học độc nhất mà con người biết đến cho đến nay. Dioxin rất khó phân hủy, tồn tại bền vững trong môi trường cũng như trong cơ thể con người và các sinh vật khác. Vì vậy, việc phân tích, xét nghiệm và thải độc chất hóa học này ra khỏi cơ thể rất phức tạp, không chỉ đơn giản là xét nghiệm, trị bệnh thông thường”, ông Trần Ngọc Tâm, Trưởng ban Khoa học, Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, cho biết.
"Ở Biên Hòa (Đồng Nai) thì việc lấy mẫu, gửi xét nghiệm dioxin sẽ qua Sở Khoa học Công Nghệ hoặc Sở Tài nguyên Môi trường thực hiện. Người dân cũng có thể liên hệ Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở địa phương để được tư vấn, hỗ trợ", ông Tâm nói.
|
Sau khi đánh bắt, cá trong hồ nhiễm dioxin được bày bán ở lề đường tại P.Tân Bình, TX.Dĩ An (Bình Dương) - Ảnh: Tiểu Thiên
|
Theo ông Tâm, hiện nay tại Việt Nam chỉ có một phòng thí nghiệm có khả năng phân tích dioxin trong cơ thể người (trong máu và mỡ) đang hoạt động là Phòng thí nghiệm phân tích dioxin của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên - Môi trường), đặt tại Hà Nội.
"Chúng ta còn phải gửi mẫu đi phân tích dioxin ở nước ngoài như Đức, Nhật Bản...", ông Tâm nói.
Ở Biên Hòa (Đồng Nai) thì việc lấy mẫu, gửi xét nghiệm dioxin sẽ qua Sở Khoa học Công Nghệ hoặc Sở Tài nguyên Môi trường thực hiện. Người dân cũng có thể liên hệ Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở địa phương để được tư vấn, hỗ trợ. |
Về mặt lý thuyết, cá nhân người dân có thể tự mình đi xét nghiệm dioxin trong cơ thể. Tuy nhiên, chi phí để phân tích dioxin nếu thực hiện trong nước cũng đã ở mức 600 - 800 USD mỗi mẫu. Còn phân tích ở nước ngoài thì chi phí này lên đến 2.000 USD.
Vì vậy, có thể nói, hiện nay, việc phân tích xét nghiệm dioxin chỉ do các tổ chức có trách nhiệm lấy mẫu thực hiện.
Bên cạnh đó, việc điều trị, thải độc dioxin cũng không hề đơn giản. Các cơ sở điều trị thải độc dioxin ở Việt Nam hiện nay là Viện Quân y 103 (Hà Nội), Trung tâm tẩy độc tỉnh Thái Bình, Trung tâm xông hơi, giải độc và phục hồi chức năng Đà Nẵng và trung tâm ở Gia Lai, Hà Tĩnh.
“Các nghiên cứu kết quả điều trị của Viện Quân y 103 cho thấy, sau quá trình thải độc thì nồng độ dioxin trong cơ thể bệnh nhân giảm 50 - 75%”, ông Tâm cho biết.
Kinh phí để điều trị, thải độc dioxin do Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam tài trợ. Nhưng người dân sẽ phải trả chi phí chi tiêu, ăn ở trong quá trình điều trị. Quá trình điều trị cho một trường hợp cũng khoản 6 - 8 triệu đồng (kéo dài 20 - 25 ngày).
Hậu quả kéo dài qua nhiều thế hệ
Theo ông Tâm, khu vực quanh sân bay Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) bị nhiễm dioxin ở mức cao. Các cơ quan khoa học, tổ chức có trách nhiệm đã đưa ra khuyến cáo, cũng như chính quyền địa phương đã cấm đánh bắt tôm cá, nuôi trồng thủy sản ở các hồ nhiễm độc dioxin này.
|
Trung đoàn 935 đã cho kéo dây thép gai trên tường rào và canh gác khu vực người dân thường đột nhập vào bắt cá - Ảnh: Tiểu Thiên |
“Tuy nhiên, người dân vẫn đánh bắt và ăn cá ở những hồ nhiễm độc dioxin gần sân bay Biên Hòa là việc làm thiếu ý thức, thiếu hiểu biết và liều lĩnh cho sức khỏe bản thân và con cháu. Đây là việc làm vô cùng nguy hại”, ông Tâm khuyến cáo.
Theo giáo sư - bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Phó chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (nguyên Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM), tại Việt Nam, hiện nay, đã có thế hệ thứ tư là nạn nhân của chất độc dioxin (chất độc da cam) do chiến tranh.
Dioxin là chất có khả năng gây ung thư, một số dị tật bẩm sinh ở trẻ, được mẹ truyền sang con khi mang thai và cho con bú. Vì vậy, những tác hại của dioxin đối với sức khỏe người dân mặc dù không có biểu hiện ngay trước mắt nhưng lại gây nguy hại lâu dài và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Theo thông tin của Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, kết quả đánh giá thực trạng ô nhiễm dioxin tại khu vực sân bay Biên Hòa (Đồng Nai), được công bố hồi đầu năm 2014, cho thấy, sân bay này còn 240.000 m3 đất và trầm tích nhiễm dioxin cần được xử lý. Con số này gấp 3 lần khối lượng dioxin phải xử lý ở sân bay Đà Nẵng (70.000 m3), gấp hơn 30 lần sân bay Phù Cát, Bình Định (7.500 m3).
|
>> Vào hồ nhiễm dioxin cao nhất nước bắt cá đem bán
Theo Viên An (Thanh Niên Online)