Chiều nay (13/8), tại trụ sở UBND tỉnh Phú Thọ, ông Hà Kế San, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ chủ trì buổi họp cung cấp thông tin về sự việc liên quan đến việc hàng chục bệnh nhân ở huyện Tân Sơn, Phú Thọ nghi nhiễm HIV.
Thông tin về số lượng mới phát hiện trên địa bàn xã Kim Thượng được dư luận cả nước quan tâm. Trước tình hình này, với trách nhiệm của chính quyền địa phương, chúng tôi giao cho ngành y tế tổng hợp lại.
Ngay chiều nay, UBND tỉnh triệu tập cuộc họp để nghe ngành y tế báo cáo để đánh giá tình hình và tập trrrung chỉ đạo, với mục tiêu cao nhất là ổn đinh, đảm bảo sức khỏe, tinh thần cho người dân nói chung, nhất là những người không may nhiễm HIV tại xã Kim Thượng.
Chúng tôi mong muốn các cơ quan báo chí đưa thông tin đúng, không để những người nhiễm HIV hoang mang, lo lắng.
Đối với luật phòng chống HIV, họ nghiêm cấm cung cấp thông tin, tên hình ảnh của những người nhiễm HIV nếu những người đó không đồng ý.
Từ năm 2017, đầu năm 2018, ngành y tế Phú Thọ qua điều trị cho các bệnh nhân ở khoa Nhiệt đới, có những bệnh nhân bị chết vì nhiễm HIV.
Trước tình hình như vậy, ngành y tế tiến hành tập trung từng bước thận trọng thông qua các đề tài xét nghiệm, làm test nhanh, truy vấn mang về trung tâm kiểm soát bệnh tật của tỉnh để xét nghiệm.
Theo thống kê hiện nay đã có 42 trường hợp nhiễm HIV chính thức được phát hiện mới tại xã Kim Thượng. Đây là tỷ lệ khám trên địa bàn ở xã là khá cao. Câu chuyện này không phải mới phát hiện, có thời gian tích lũy trước đó.
Đối với Kim Thượng, đây là xã miền núi khó khăn, 97% đồng bào dân tộc, 85% đồng bào dân tộc Mường, địa bàn khó khăn, địa hình chia cắt, trình độ dân trí thấp.
Chưa khẳng định được nguyên nhân nào là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc phát hiện tỷ lệ cao nhiễm HIV ở xã Kim Thượng.
Đến giờ này các nhà chuyên gia chưa thể khẳng định được nguyên nhân. Vì vậy, hôm nay chúng tôi chính thức thống nhất với Bộ Y tế cử đoàn chuyên gia của Viện vệ sinh dịch tễ TW giúp nghiên cứu đánh giá
Trả lời câu hỏi của báo chí:
PV: Thông tin ban đầu, việc lây nhiễm từ cơ sở y tế chưa cấp phép, ông có ý kiến thế nào?
Đại diện Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương: Lây nhiễm HIV có nhiều đường khác nhau như máu, tiêm chích, tình dục không an toàn…
Chúng tôi chưa đủ cơ sở để kết luận nguồn lây nhiễm. Người chết bị nhiễm AIDS tức là đã nhiễm nhiều năm. Cần phải có nghiên cứu, điều tra để tìm hiểu rõ hơn.
PV: Qua tiếp xúc với người trực tiếp dùng kim tiêm, thì thông tin người đó làm việc với lãnh đạo Cục như thế nào?
Đại diện Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương: Chúng tôi lên với mucjd đic hs tìm hiểu tình hình chung của địa phương, thăm hỏi gia đình và tìm hiểu thêm thông tin. Với quan điểm là phải khảo sát toàn diện nên không định hướng là do người thầy thuốc đó.
Hiện chúng tôi chưa gặp y sĩ đó. Chúng tôi không định kiến là nguyên nhân từ người thầy thuốc đó. Chúng tôi đến thăm một gia đình thì chị ấy nói không phải do người bác sĩ đó, mà bị ốm cách nay 1 năm rồi.
Chị đó đến gặp anh y sĩ đó mới từ tháng 2 vừa rồi. Trong 6 tháng không thể chuyển từ HIV sang AIDS được.
Tôi rất mừng, sau khi được tư vấn đã dùng thuốc 2 tháng nay, tư tưởng vững vàng. Sau 2 tháng chị này đã tăng 7 kg. Chị này hiện nay đang yên tâm điều trị.
Về y tế, chúng tôi chỉ kiểm tra các chuyên môn y tế. Chính quyền giao cơ quan công an tham gia việc tìm hiểu. Khi có các điều kiện cần thiết thì sẽ cung cấp thông tin.
PV: Cơ quan y tế có thống kê được số lượng người đã khám bệnh ở nhà y sĩ này?
Ông Thọ - Phó Giám đốc Sở Y tế Phú Thọ: Thống kê toàn bộ số bệnh nhân khám, hiện các cơ quan đang trong quá trình tìm hiểu thông tin và hy vọng trong thời gian sớm nhất sẽ thông tin đến báo chí.
PV: Số lượng người dân được lấy máu xét nghiệm tại xã hiện là bao nhiêu?
Ông Thọ: Tổng số 490 người được lấy máu xét nghiệm, trong đó có 42 người nhiễm HIV. Các nguyên nhân thì rất cần phải có thời gian để Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này.
PV: Cơ sở này ở địa phương, xã cho biết đó là nhà bình thường, còn người dân tự đến chữa:
Ông Thọ: Đó là xã đường đi lại khó khăn, dân ở thưa, ra trung tâm khó, người dân chủ yếu là dân tộc thiểu số. Họ có tình làng nghĩa xóm từ xưa đến nay.
Bản thân anh này chưa được cấp phép để hoạt động ngoài giờ hành chính. Chúng tôi khẳng định chưa bao giờ cấp phép. Việc KCB tại nhà chỉ là tinh thần tình làng nghĩa xóm, tương thân tương ái.
Quá trình theo dõi chúng tôi chưa nhận bất cứ nguồn tin nào về việc có người khám chữa bệnh tại nhà không phép từ trước 2017. Sự việc này chỉ phát hiện khi có thông tin lan truyền trong cộng đồng. Hiện tại, bây giờ khó xác định được.
Theo PV (Vov.vn)