Lãnh đạo Phòng Quản lý di sản, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An mới đây cho biết trên báo VnExpress rằng những bộ xương này nhiều khả năng là của người cổ, tồn tại trong khoảng thời gian từ 10.000 đến 3.000 năm trước Công nguyên.
Điều này gợi mở về khả năng nơi đây từng là chốn cư ngụ hoặc nơi chôn cất của cư dân thuộc nền văn hóa Hòa Bình – một nền văn hóa cổ đặc trưng của thời kỳ hậu đồ đá cũ và sơ kỳ đồ đá mới tại Đông Nam Á.
Điều kiện khí hậu yếm khí trong hang giúp các di cốt bảo tồn được qua hàng thiên niên kỷ. Đây có thể là lý do khiến chúng vẫn còn tồn tại đến ngày nay, vị lãnh đạo cho biết. Ông cũng cho rằng việc một số di cốt lộ thiên có thể bắt nguồn từ hoạt động đào bới tự phát, do tin đồn về cổ vật trong hang.
Để có được kết luận chính xác hơn về niên đại, nguồn gốc và đặc điểm nhân chủng học của những hài cốt này, các chuyên gia sẽ thực hiện phân tích Carbon-14 và tham khảo thêm ý kiến của giới học giả đầu ngành về khảo cổ.
Trước đó, chiều ngày 23/4, người dân địa phương đã trình báo tới cơ quan chức năng sau khi tình cờ nhìn thấy hai bộ hài cốt lộ thiên ngay cửa hang. Khi tiến hành khảo sát sâu vào bên trong hang, lực lượng chức năng phát hiện không chỉ dừng lại ở hai hộp sọ ban đầu mà còn phát hiện thêm nhiều bộ phận xương người rời rạc.
Đến sáng 24/4, trao đổi với PV Báo Xây dựng, một lãnh đạo huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An cho biết: Đến sáng ngày 24/4, thống kê sơ bộ cho thấy tổng cộng có ít nhất 18 hộp sọ cùng hàng loạt mảnh xương khác được tìm thấy rải rác trong lòng hang đá.
Trong khi đó, lực lượng Quân sự huyện Nghĩa Đàn đã phối hợp cùng Trung đoàn 26 (thuộc Bộ Quốc phòng) đã có mặt để đánh giá khu vực. Đơn vị này cho biết hang Lèn Chùa không nằm trong diện tích đất do quốc phòng trực tiếp quản lý, mà chỉ nằm trong quy hoạch quốc phòng dự phòn
Theo Thái Hà (Nguoiduatin.vn)