Dự thảo luật Dân số đề xuất các cặp vợ chồng có quyền quyết định số con, thời gian sinh và khoảng cách giữa các lần sinh.
Điều 11 dự thảo luật Dân số đề xuất nới lỏng chính sách giảm sinh |
Theo ông Trần Đình Bách, Vụ trưởng Vụ Pháp chế-Thanh Tra, Tổng cục DSKHHGĐ, Bộ Y tế, mỗi phương án đều có cơ sở pháp luật và thực tiễn riêng. Trong gần 1 năm lấy ý kiến, số lượng người dân đồng thuận với phương án 1 cũng nhiều, tuy nhiên ý kiến không đồng thuận cũng có.
"Bộ Y tế là đầu mối tham mưu xây dựng dự thảo luật nên chúng tôi chưa thể nói ủng hộ phương án nào. Chúng tôi sẽ phải khảo sát, lắng nghe để đưa ra đề xuất. Chúng tôi không thể áp đặt được, như thế mất khách quan", ông Bách nói.
Tuy nhiên trước đó Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết, Bộ Y tế vẫn giữ nguyên quan điểm mỗi cặp vợ chồng được sinh 1 hoặc 2 con. Trong 5 năm tới, nếu mức sinh thấp hơn hiện tại (2,1 con) thì mới xem xét đến chuyện nới lỏng vì nếu cho phép sinh con thoải mái ở thời điểm hiện tại có thể sẽ bùng nổ dân số.
Theo tính toán, nếu tỉ suất sinh đạt 2,3- 2,5 con/phụ nữ thì đến năm 2049, dân số Việt Nam sẽ đạt mức 140 triệu người. Khi đó dân số Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực và thứ 16 trong 51 quốc gia vùng lãnh thổ châu Á.
Ảnh: Vũ Trung |
"Chúng ta đã đạt được mức sinh 1-2 con bền vững trong 10 năm nay, giờ mức sinh trung bình đã giảm thì cần nới lỏng quy định về số con", GS Cử nêu quan điểm.
GS Cử dẫn chứng, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore cũng từng áp dụng chính sách giảm sinh để thực hiện kế hoạch hóa gia đình, tuy nhiên như tại Hàn Quốc, do duy trì quá lâu, tỉ lệ sinh đã giảm xuống còn 1,1 con và sau nhiều năm dỡ bỏ vẫn không thể phục hồi.
Mức sinh phụ thuộc vào trình độ phát triển, kinh tế càng giàu, dân trí càng cao thì càng không đẻ nhiều.
Thực tế này dẫn đến tình trạng già hóa dân số, thiếu nhân lực ở độ tuổi lao động, tác động lớn đến kinh tế, xã hội.
Ông Cử cũng cho rằng, việc trao cho các cặp vợ chồng quyền quyết định số con phù hợp với Hiến pháp và Công ước Cedaw mà Việt Nam đã ký kết.