Tuy nhiên, việc các trường xử lý mạnh tay với những sinh viên có thành tích học tập sa sút nhằm thắt chặt đầu ra, đảm bảo chất lượng giáo dục đại học.
Mỗi mùa tuyển sinh ĐH - CĐ là chúng ta lại chứng kiến biết bao cảnh tượng các thí sinh lo lắng, căng thẳng khi đi thi rồi lại hồi hộp chờ đợi kết quả và vỡ oà trong niềm hạnh phúc khi thi đỗ, hoặc là thất vọng khi thi trượt.
Hàng trăm sinh viên bị buộc thôi học mỗi năm. Nguồn clip: VTV1 |
Thế nhưng tâm lí của không ít người là khi đỗ vào đại học rồi thì học thế nào cũng được, và thế nào cũng sẽ ra trường. Chính vì suy nghĩ đó mà không ít sinh viên học hành với tâm lí chủ quan, lơ là.
Đáng chú ý, mới đây thông tin một số trường đại học cho biết mỗi năm các trường đuổi học hàng trăm thậm chí hàng nghìn sinh viên khiến nhiều người phải giật mình.
Tại trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật TPHCM cũng đã thông kê danh sách hơn 600 sinh viên bị cảnh cáo học vụ và buộc thôi học mỗi năm. Nếu nhìn vào điểm số sẽ thấy hầu hết các em sinh viên này đều không đi học, chỉ thi 1 môn/học kỳ, thậm chí có những sinh viên có học tập sa sút chỉ sau 1 năm vào trường.
Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Kĩ thuật TPHCM cho biết, "Việc hướng nghiệp của chúng ta chưa được tốt. Rất nhiều em chưa lựa chọn chính xác ngành mình muốn học.Vì vậy khi vào đến trường ĐH, biết được mình sẽ làm cái gì, học cái gì thì các em thấy nản và không có động lực để đi học".
Tương tự, trường ĐH Bách Khoa Hà Nội cũng cho biết, mỗi năm trường cho thôi học trên 800 sinh viên trong đó đa phần là là do kết quả học tập không đáp ứng được yêu cầu học tập cũng như chuẩn đầu ra ngày càng khắt khe của trường.
Chia sẻ với PV, PGS.TS Nguyễn Phong Điền - Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, "Việc áp dụng quy chế đào tạo nghiêm túc, khắt khe và công bằng là yếu tố quan trong để đảm bảo chất lượng đầu ra của các em sinh viên".
Đây là những trường có điểm tuyển sinh đầu vào nằm trong top cao trên cả nước, việc các em phải dời khỏi giảng đường là điều đáng buồn nhưng là việc làm cần thiết để đảm bảo kỉ cương học đường và chất lược đầu ra đại học.
Bà Nguyễn Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) cho rằng, "Hiện nay chúng ta đang đi đúng hướng, bằng việc siết chặt chất lượng đầu vào và mở rộng việc quản lí chất lượng toàn diện hơn. Đầu vào chỉ là môtj yếu tố, còn cái quan trọng là quản lí chất lượng trong quá trình đào tạo và đầu ra như thế nào. Học sinh hoặc gia đình các em khi chọn ngành nghề cần cẩn trọng hơn khi trong đúng ngành nghề mà mình yêu thích và có năng lực thực sự, tránh tình trạng làm thế nào để đỗ đại học bằng được và sau đó không có cố gắng tích luỹ kiến thức và cố gắng nghề nghiệp sau này".
Hiện nay số lượng sinh viên bị buộc thôi học khá cao, điều đáng buồn là trong đó có những em có điểm đầu vào khá xuất sắc, có thành tích học tập ở bậc phổ thông cao, thậm chí là đạt học sinh giỏi QG.
Phóng viên đã có cuộc khảo sát quanh khu vực Bách Khoa (thuộc quận Hai Bà Trưng, HN) khu vực tập trung khá nhiều trường đại học, đồng thời cũng có nhiều quán game online. Đại diện trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, rất nhiều trường hợp rất nhiều sinh viên của trường bị buộc thôi học, kết quả học hành sa sút là do nghiện chơi game, ngoài ra còn lí do khác dẫn đến việc chểnh mảng học hành là bận yêu, bận làm thêm...
Bên cạnh đó, vị đại diện cũng cho biết, "Đa số các em trước đó là học sinh giỏi có thành tích cao, tuy nhiên khi gặp phải khó khăn như trượt một môn học hay không hoàn thành nhiệm vụ trong nhóm bài tập lớn khiến các em rơi vào trầm cảm. Các em không chuẩn bị cho biết thất bại và đối học với thất bại".
Một bạn sinh viên Bách Khoa chia sẻ, "Đây là trường hợp rất đáng tiếc khi các bạn không thể vươn lên ở môi trường đại học, đặc biệt trong lứa tuổi từ 19 - 24".
Việc hàng trăm sinh viên bị đuổi học mỗi năm là lời nhắc nhở đối với phụ huynh và các em khi bước vào ngưỡng cửa đại học. Ngoài việc chuẩn bị kiến thức, các em cũng phải chuẩn bị tốt tâm thế, kĩ năng, tính tự giác để sẵn sàng thích ứng với môi trường đại học.
Theo K.A (Thời Đại)