Mercedes lao xuống Sông Hồng không còn biển số
Ghi nhận của PV sáng 4/11, tại làn hỗn hợp cầu Chương Dương có rất đông phương tiện bao gồm ô tô, xe máy và xe buýt lưu thông. Phía ngoài làn hỗn hợp, nhiều chân lan can gắn với mép bê tông cầu Chương Dương bị gỉ, tróc sơn. Mép bê tông giữ thanh lan can cũng bị bong tróc, nứt vỡ ẩn tàng nhiều nguy hiểm cho các phương tiện lưu thông qua cầu.
Những năm 80 của thế kỷ XX, cả Hà Nội chỉ có cầu Long Biên bắc qua sông Hồng. Do làn đường ôtô quá nhỏ nên cảnh ách tắc luôn xảy ra và cầu được mệnh danh là "cây cầu dài nhất thế giới" do xe phải mất nhiều tiếng đồng hồ mới qua được. Do vậy, dựng ngay một cây cầu để vào trung tâm Hà Nội là ưu tiên số một và chủ trương ban đầu là làm tạm một cầu treo. Lúc bắt đầu khởi công, công trình được mang tên "Cầu treo mùa xuân".
Sau một năm chín tháng, vào ngày 30-6-1985, cầu Chương Dương khánh thành, vượt tiến độ 12 tháng, với tổng chiều dài 1.230m đã chấm dứt hoàn toàn cảnh tắc nghẽn trên cầu Long Biên.
Cầu Chương Dương bắc qua sông Hồng, trên quốc lộ 1A tại km170+200, nối trung tâm quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên. Đây là cây cầu lớn lần đầu tiên được thiết kế và thi công tại Việt Nam không cần có sự trợ giúp kỹ thuật của các kỹ sư nước ngoài.
Trao đổi với PV, đại diện Đội 5 phòng Cảnh sát giao thông Công an TP.Hà Nội cho biết: Cầu Chương Dương có 2 làn giữa dành cho ô tô lưu thông; 2 làn hỗn hợp phía ngoài dành cho xe máy và ô tô từ 5 - 7 chỗ và bán tải; cấm người đi bộ, xe đạp và các phương tiện thô sơ khác . Tình trạng xe buýt đi vào làn hỗn hợp chỉ xảy ra vào giờ cao điểm, do lực lượng CSGT phân luồng để giảm thiểu tình trạng ùn tắc trên cầu.
Trước đó, tối 3/11, tại làn hỗn hợp cầu Chương Dương, phía quận Long Biên về trung tâm TP.Hà Nội đã xảy ra một sự cố nghiêm trọng. Một chiếc xe ô tô 5 chỗ Mercedes đã tông gãy lan can bảo vệ cầu lao xuống sông Hồng. Đến gần 1h sáng 4/11, lực lượng chức năng đã trục vớt được chiếc xe cùng thi thể hai nạn nhân xấu số.
Theo Đức Sơn - Thế Đại (Dân Việt)