Cặp vợ chồng già lưu giữ tục ăn đất cổ xưa ở Vĩnh Phúc

22/01/2017 10:00:00

Những vỉa đất màu trắng tinh khiết như những cục phấn được đào từ dưới lòng đất đồi lên là món ăn ưa thích hằng ngày của cặp vợ chồng già ở thị trấn Lập Thạch (Vĩnh Phúc).

 

Những vỉa đất màu trắng tinh khiết như những cục phấn được đào từ dưới lòng đất đồi lên là món ăn ưa thích hằng ngày của cặp vợ chồng già ở thị trấn Lập Thạch (Vĩnh Phúc).

Cặp vợ chồng già lưu giữ tục ăn đất cổ xưa ở Vĩnh Phúc - 1
 
Cặp vợ chồng già lưu giữ tục ăn đất cổ xưa ở Vĩnh Phúc - 2
Giờ đây, khi câu chuyện về chiếc “bánh đất”, “bánh ngói” không còn xa lạ, thì tại quê hương của món bánh này, những người gắn bó với nó cũng không còn nhiều. Hiện tại, còn duy nhất cặp vợ chồng già là cụ Khổng Văn Loa và Khổng Thị Biện (hơn 80 tuổi) vẫn giữ tục ăn đất. Hai cụ sống trong ngôi nhà nhỏ đơn sơ với nếp nhà tranh, vách đất.
 
Cặp vợ chồng già lưu giữ tục ăn đất cổ xưa ở Vĩnh Phúc - 3
Mặc dù cả hai cụ năm nay đều đã ngoài 80 tuổi nhưng vẫn còn rất minh mẫn. Cụ Biện chia sẻ: “Bây giờ không mấy ai ăn đất nữa, chỉ còn mỗi hai vợ chồng tôi. Ngày nào cũng phải nhấm nháp một tí đất mới hết cơn thèm, các con cháu thấy các cụ ăn cũng nhấm nháp một ít”.
 
Cặp vợ chồng già lưu giữ tục ăn đất cổ xưa ở Vĩnh Phúc - 4
Xung quanh nhà cụ luôn có vài bao tải đất, thỉnh thoảng vẫn có người tìm đến tận nhà mua về ăn hay làm quà. Vài năm trước, cụ vẫn mang món đất ngói ra chợ bán. Cụ kể “khoảng 30-40 năm về trước, ở thôn nhiều hộ vẫn còn giữ tục lệ đào đất lên hun khói lá sim, mang ra chợ huyện bán lấy tiền. Mỗi người mua vài xu, vài hào được một nắm gói vào lá chuối mang về. Đất là món ăn quà vặt khi đi chợ, như ở nơi khác người ta ăn kẹo dồi, bánh khảo”.
 
Cặp vợ chồng già lưu giữ tục ăn đất cổ xưa ở Vĩnh Phúc - 5
Để lấy được loại đất ăn này, người dân nơi đây phải đào sâu xuống lòng đất gần chục mét, Đến khi gặp những vỉa đất màu trắng tinh khiết như những cục phấn, như ruột củ sắn, có vân thì đó là đất ăn được. "Thậm chí, người ta còn đào xuyên thành những đường hầm trong lòng đất, giống như đào vàng", anh Khổng Văn Lai (con trai cụ Biện) nói
 
Cặp vợ chồng già lưu giữ tục ăn đất cổ xưa ở Vĩnh Phúc - 6
Anh Lai cho biết thêm: “Nhiều khu đồi tại đây rỗng ruột. Một thời, người dân còn ăn nhẵn cả mấy quả đồi, quả đồi sau nhà tôi trước đây bị rỗng gần hết, cứ đào rỗng rồi lại lấp đất khác lên”.
 
Cặp vợ chồng già lưu giữ tục ăn đất cổ xưa ở Vĩnh Phúc - 7
Theo cụ Biện, đất ngói sau khi đào lên sẽ được đem phơi khô, rồi chẻ thành từng miếng nhỏ theo thớ đất, cạo hết lớp ken đất bên ngoài sẽ còn lại miếng đất trắng tinh như thạch cao.
 
Cặp vợ chồng già lưu giữ tục ăn đất cổ xưa ở Vĩnh Phúc - 8
Đất ngói có thể ăn sống sau khi khai thác về nhưng để có mùi vị hấp dẫn phải chế biến khá tỉ mỉ và kỹ lưỡng. Trước tiên, đất được khai thác về còn nhiều tạp đất, sạn cần phải gọt, đẽo thật sạch và tách thành từng miếng nhỏ như kẹo lạc.
 
Cặp vợ chồng già lưu giữ tục ăn đất cổ xưa ở Vĩnh Phúc - 9
Loại đất dùng để ăn không phải đất bình thường, đất có hai màu có thể dùng để ăn là màu trắng sữa như màu bánh khảo và màu xanh như chè lam.
 
Cặp vợ chồng già lưu giữ tục ăn đất cổ xưa ở Vĩnh Phúc - 10
Nhiều miếng đất, sau khi gọt đẽo cũng có thể ăn ngay được. Trong lúc gọt đẽo, bà Biện đưa cho đứa cháu nhỏ miếng đất ăn thử
 
Cặp vợ chồng già lưu giữ tục ăn đất cổ xưa ở Vĩnh Phúc - 11
Anh Lai cầm một miếng đất màu trắng như phấn đưa lên miệng ăn ngon lành “ngày xưa nhiều người nghiện món này lắm, nhất là bà bầu khi nghén ăn món này cứ như phải lòng ấy. Loại đất ngói ăn được này rất tốt cho phụ nữ mang thai vì đất này chứa nhiều canxi lại mát cho cơ thể”, anh Lai chia sẻ.
 
Cặp vợ chồng già lưu giữ tục ăn đất cổ xưa ở Vĩnh Phúc - 12
Tuy nhiên, để làm miếng đất có mùi thơm, miếng đất sẽ được đốt rơm hun cùng với lá sim cho khói quyện vào miếng đất.
 
Cặp vợ chồng già lưu giữ tục ăn đất cổ xưa ở Vĩnh Phúc - 13
Khi hun cũng phải chú ý không để lửa cháy to mà chỉ để cho khói bay lên. Hun khoảng 10 phút, đất sẽ ngả sang màu vàng và tạo nhiều khói cho tới khi dậy mùi.
 
Cặp vợ chồng già lưu giữ tục ăn đất cổ xưa ở Vĩnh Phúc - 14
Miếng đất sau khi đã trải qua đủ mọi công đoạn chế biến sẽ chuyển màu ngà vàng, hơi rắn chắc và rất giòn. Chúng có mùi khói, vừa thơm, vừa hắc và khi ăn có một chút vị bùi, mặn. Người không quen sẽ rất khó nuốt, thậm chí có khi còn nhổ ra nhưng những ai ăn quen thì lại cảm thấy nghiện. Trong ảnh, ông Loa, chồng bà Biện đang cầm miếng đất ăn ngon lành.
 
Cặp vợ chồng già lưu giữ tục ăn đất cổ xưa ở Vĩnh Phúc - 15
Bà Biện thưởng thức món “bánh đất” thơm ngậy
 
Cặp vợ chồng già lưu giữ tục ăn đất cổ xưa ở Vĩnh Phúc - 16
Theo bà Biện, vừa ăn "bánh ngói" vừa uống nước chè xanh mới cảm nhận hết được vị đất béo ngậy.

Theo Hồng Phú (Dân Việt)

Nổi bật