Trong ảnh, người phụ nữ vòng tay ra phía sau giữ cháu bé khoảng 2 tuổi đang ngả ra trên yên xe vì ngủ gật. Cảnh tượng nguy hiểm này khiến ai nấy xem ảnh đều phải toát mồ hôi hột.
Có một nghịch lý rất khó hiểu, là khi trẻ còn bé phải bế bồng trên tay, người lớn rất cầu kỳ trong việc giữ gìn sự an toàn của con. Nhưng khi chúng lớn hơn một chút, nhiều ông bố bà mẹ trở nên cẩu thả, chủ quan. Họ quá tin tưởng vào khả năng "giữ" trẻ trên xe máy, xe đạp điện khi di chuyển ngoài đường mà quên hẳn đi các phương tiện khác như taxi, xe bus hoặc cùng lắm gọi xe ôm chở cả 2 mẹ con. Ơn trời nếu may mắn không xảy ra chuyện gì, còn với những ai phải chứng kiến cảnh đó ngoài phố, sẽ không khỏi hoảng hồn vì quá nguy hiểm.
Bạn Nguyễn Tùng chia sẻ lại cảnh chở trẻ em khiến nhiều người hốt hoảng. |
Rất nhiều người khi xem bức ảnh đã không khỏi bức xúc, thậm chí phẫn nộ trước hành động coi thường tính mạng của đứa trẻ.
Facebooker Nguyen Duyen chia sẻ: "Em không thể chấp nhận bất cứ lý do nào biện minh cho hành động ngu dốt này. Đúng là gan to hơn trời, hay đây không phải mẹ đứa bé?".
Đồng tình với ý kiến này, nhiều người comment cho rằng nếu là mẹ thì không thể bất cẩn với sự an toàn của con mình như vậy. Một người khác có nick Pí Po cho biết: "Thử nghĩ, xe sát bên bấm còi cái tin, đứa bé giật mình thì sao??? Làm mẹ gì mà ẩu quá, con có buồn ngủ thì tấp vào quán cafe nào đó cho con ngủ rồi đi về chậm tí đâu có sao". Nhiều người khẳng định nếu có mặt ở đó sẽ bắt người phụ nữ này dừng di chuyển ngay.
Kể cả khi có sử dụng đai buộc cháu bé vào người, thì mọi người cũng tỏ ra lo lắng. Nick Charmant Hoang chia sẻ: "Nguy hiểm quá. Con em nhỏ tầm này mà em không dám nghĩ đến việc dùng đai đằng sau vì sợ mình không quan sát được nhỡ cháu nghịch nghiêng ngả sang 1 bên lộn cổ ra khỏi đai rơi xuống đường. Em phải dùng địu đằng trước cho cháu áp sát vào mình, nhỡ có gì mình nhảy ra khỏi xe thì con cũng theo mình được. Như chị này có gì giật mình mà nhảy ra thì con vẫn rơi xuống đường kể cả buộc áo. Vì cái áo chắc chỉ buộc ở dưới chân bé chứ nó nằm thế kia làm sao buộc sát người được. Như thế thì chỉ buộc cho có thôi".
Không chỉ lên án kịch liệt việc để cháu bé ngồi sau một cách hớ hênh, mọi người cũng nêu ra các phương án nếu như bắt buộc phải di chuyển cùng bé ngoài đường trên xe máy.
Chị Ngoc Nguyen cho biết: "Em là em chịu cái kiểu này. Nếu là em thì phải dựng con dậy bằng được, còn nếu con quá buồn ngủ thì gọi chồng hay người nhà ra trợ giúp đưa con về. Mà đi đâu cũng phải có dây buộc chắc chắn (chứ không phải dùng áo mà buộc) cho con với người mình, kể cả đi gần nhà".
Một người mẹ khác tên Duyên thì nói: "Đã trở thành bố mẹ thì phải biết giúp con lường trước được những nguy hiểm có thể gặp phải. Phải biết rằng trẻ con dù không vào giờ ngủ thì khi đi đường cũng hay ngủ gật, khi đi đường những bé nghịch ngợm sẽ không ngồi yên... nên bé nhà em đến 3 tuổi (còi) em vẫn dùng địu phía trước, đến 5 tuổi vẫn dùng đai đi xe máy, giờ gần 8 tuổi em vẫn bắt luôn ôm chắc em khi ngồi sau xe, và em nhất quyết không cho ngồi phía trước khi em đi xe số. Nói chung, cứ thấy có điều gì (dù nhỏ nhất) có thể dẫn đến nguy hiểm cho con là em không làm".
Chị Tran Thuy thẳng thắn cho rằng, không nên đổ tội cho hoàn cảnh trước việc đèo con nguy hiểm: "Đừng bảo vì hoàn cảnh, mình cũng có con nhỏ, hôm không có người ngồi sau giữ là phải có địu, quên địu là lấy áo khoác hoặc áo dài tay của mình quàng buộc lại. Vừa đi vừa liên tục hỏi chuyện cho con không ngủ. Đoạn đường dài nhất mình từng chở con 1 mình là 1km, từ trường về nhà. Còn ra phố nếu không có người chở 2 mẹ con thì ở nhà hoặc taxi và xe bus... Đừng mạo hiểm, không có chữ giá như ở đây!".
|
Một cảnh chở trẻ em bằng xe đạp điện khác được chia sẻ trong topic này. |
- Luôn sử dụng đai đeo để giữ an toàn cho trẻ và tắt máy mỗi khi dừng xe lại.
- Tắt máy, hoặc cẩn thận hơn là nên rút chìa khóa ra vì có khi tắt máy rồi nhưng trẻ vẫn có thể nghịch và bật máy nổ được.
- Nếu vì lý do gì đó không tắt máy được thì các ông bố/bà mẹ nên giữ tay phanh (đối với xe ga) và giữ chân phanh (đối với xe số).
- Với xe số thì sau khi dừng lại, quay về số 0 và tắt máy để tránh trường hợp xe bị rồ máy lao đi.