Video: Giáo viên trường Gateway kể phút phát hiện HS lớp 1 tử vong trên xe đưa đón
Liên quan vụ việc bé trai 6 tuổi bị bỏ quên trên xe đưa đón của trường Gateway (Hà Nội), sáng 7/8, Công an quận Cầu Giấy đã có buổi trả lời về vụ việc trên. Trước đó vào 3 giờ sáng cùng ngày, kết quả khám nghiệm tử thi cũng đã được đưa ra.
Nhiều vết thương trên người bé trai khiến người ta đặt nghi vấn: Liệu bé đã trong tình trạng thế nào suốt thời gian trong xe đến mức phải chết tức tưởi?
Có hay không cái chết vẫy vùng trong tuyệt vọng?
Theo nhiều thông tin đăng tải trên mạng xã hội, những người chứng kiến đầu tiên khi phát hiện bé trai trên ô tô cho biết bé được phát hiện nằm gần cửa xe, có thể do bé đang cố vùng vẫy nhờ sự trợ giúp trong vô vọng?
Theo kết luận sơ bộ, kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy mặt trước nạn nhân ở bên phải có chút xây xước, da đã đóng vảy kích thước 1,3x1 cm, chân phải có một chút xây xước 2x1cm đã đóng vảy.
Mặt sâu trong 1/3 bên trong chân phải có vết xây xước da nông, kích thước 2 x 1cm. Mặt ngoài bên đùi trái có vết xước da đang bong vảy, kích thước 1,2 x 0,5cm.
Mặt trước 1/3 dưới cẳng chân trái có vết xây xước da nông kích thước 0,6 x 0,2cm. Mặt trong 1/3 giữa cẳng chân trái có vết xây xát da nông đã đóng vảy, kích thước 0,2 x 0,1cm.
Bên ngoài chân trái có một số vết xây xước da nông tiết diện 4 x 3,5cm đã đóng vảy. Mặt sau cẳng tay và tay bên phải có vết thương tiết diện 18 x 5cm đã đóng vảy.
Hai bàn tay sẫm màu, mặt trước bên khuỷu tay phải có vết thủng da, rạn nứt đường kính 0,1cm. Vùng thái dương bên phải cách sau đốt ngón tay 1,5cm có một số vết xây xước da nông kích thước 1 x 0,5cm.
Kết luận này cho thấy cơ thể bé có rất nhiều tổn thương ngoài da ở cả vùng mặt, tay và chân. Liệu việc bé tử vong có liên quan đến chuyện bị tấn công chăng?
Khả năng này là rất khó xảy ra, bởi thời điểm bé được phát hiện thì chiếc xe ô tô đóng kín cửa và không có một ai.
Thêm vào đó, kết luận pháp y ban đầu khẳng định vùng liên mông nạn nhân không có dấu vết tổn thương.
Sờ nắn kiểm tra hệ thống các xương, xương cột sống, xương chậu, xương sườn, xương tay chân không gãy. Hai bên thái dương không tổn thương, xương hộp sọ không tổn thương. Ổ bụng và lòng thực quản bé cũng không có bất thường.
Tuy nhiên, phần đầu bé tụ máu dưới da đầu phần trẹo phải kích thước 3 x 2cm tương đương với vết bầm tụ máu bên ngoài bị tổn thương. Phải chăng trong lúc cố tìm cách thoát ra, bé đã húc đầu mình vào thành chiếc xe ô tô vào thời điểm chỉ còn lại chính mình?
Nếu loại bỏ chuyện bị tấn công, thì chắc đứa bé đáng thương không chỉ dùng phần đầu để vẫy vùng khỏi "địa ngục" lúc ấy - là chiếc xe ngột ngạt tù túng.
Phải chăng trầy xước khắp người là khi bé dùng mọi phần cơ thể để phá vòng vây được tạo ra do sự thờ ơ, tắc trách của người lớn. Loanh quanh tìm cách thoát thân nhưng bất lực, oxy cạn dần, đến khi quá tuyệt vọng, bé có tức tưởi, hoảng loạn đến độ tự làm tổn thương mình không?
Đó chỉ là những nghi vấn được đặt ra, nhưng cái chết tức tuổi của bé trai mới vừa nhận lớp được 2 ngày tại một trường tiểu học mang tiếng "Quốc tế", vẫn đang khiến dư luận quá đỗi xót xa và bức xúc.
Nhất là trong bảng tường trình của mình, Gateway khiến dư luận phẫn nộ về sự vòng vo, không một lời xin lỗi gia đình trước cái chết của đứa bé tội nghiệp.
Trẻ dễ hoảng loạn khi một mình trên xe
Theo các chuyên gia, khi bị bỏ rơi một mình trên xe ô tô trẻ sẽ dễ rơi vào trạng thái hoảng loạn, dẫn đến hạ đường huyết, co giật...
Nhiệt độ trong xe tăng cao sẽ khiến trẻ nhỏ rơi vào hiện tượng sốc nhiệt. Lúc này trẻ sẽ có hiện tượng bị choáng, tim đập nhanh và mất phương hướng, mê sảng. Hành động của trẻ sẽ không được kiểm soát.
Chuyên gia tâm lý Phan Thị Hoài Yến, khoa Tâm thể Bệnh viện Quận Thủ Đức chia sẻ, thông thường khi bị bỏ rơi trên xe, phản xạ đầu tiên của bé sẽ là chờ bạn bè hoặc thầy cô đến đón.
Sau đó khi phát hiện chỉ còn một mình và không có ai đến cả, trẻ sẽ hoảng loạn và chắc chắc sẽ khóc thét. Trẻ sẽ cố gắng tìm mọi cách thoát ra. Có thể là chạy nhanh đến phía cửa, đập cửa, hoặc có thể dùng những bộ phận khác (như húc đầu). Khi chạy nhanh, trẻ có thể té ngã tạo ra vết thương trên người.
Quãng thời gian ở trên xe quá lâu, trẻ không được cho ăn đúng bữa nên sẽ đói và có thể hạ canxi. Vấn đề được đặt ra là trong suốt thời gian dài như vậy, xe đặt ở vị trí nào mà không ai hay biết có một đứa trẻ bị nhốt bên trong. Sau khi đã tìm mọi cách nhưng không thoát ra được, sức khỏe đứa bé bị suy giảm, mất nước và lả đi. Nó sẽ ngồi 1 chỗ và chỉ khóc. Nhiệt độ trong xe tăng cao và lượng oxy ngày càng giảm cũng khiến trẻ nhanh chóng bị sốc nhiệt hơn.
Chuyên gia tâm lý Hoài Yến cho rằng, thông thường khi cho trẻ ngồi trên xe, giáo viên sẽ xếp cặp với một bạn khác để khi xuống xe thì cùng nhau xuống và thông báo cho nhau. Đây cũng là cách để trẻ tập giao tiếp với mọi người xung quanh. Như vậy, khả năng bé trai 6 tuổi bị xếp ngồi 1 mình cuối xe dẫn đến chuyện bị bỏ quên và bị nhốt trên xe là có thể xảy ra.
Để tai nạn đáng tiếc không xảy ra với trẻ chỉ vì một phút lơ là, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cho biết, cách duy nhất là tạo ra các quy tắc để không quên:
Lúc nào cũng phải kiểm tra ghế sau.
Tránh phân tâm khi lái xe, đặc biệt là dùng điện thoại.
Đặc biệt chú ý khi có thay đổi như đổi lái, đổi đường.
Để ví, túi, balo ở ghế sau, để nhớ lấy đồ và không quên con.
Nếu ai đó đưa đón con, hãy kiểm soát chặt chẽ chuyện đi - đến và gọi nếu trẻ muộn so với hẹn 10 phút.
Phụ huynh cần để khóa xe quá khỏi tầm chơi của trẻ con, dạy trẻ là xe không phải chỗ để chơi. Cấm chơi trốn tìm trên, quanh xe ô tô.
Theo Thiên Kim (Helino)