Trong tháng 11, chiếc thang thép kiên cố được hoàn thành, giúp học sinh vượt qua chặng đường đến trường trên vách núi cao 800 m ở một vùng núi thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. |
|
Theo Beijing News, chiếc thang này nối làng Atuleer với các vùng khác của châu Di Lương Sơn. Với công trình này, khoảng 20 học sinh đang học tại ngôi trường dưới chân núi sẽ về nhà đón tết cổ truyền của người dân tộc Di an toàn hơn. |
|
Kinh phí để xây dựng thang thép có tay vịn này là một triệu nhân dân tệ (gần 3,3 tỷ đồng), được lấy từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn của huyện Chiêu Giác. |
|
Thang mới được lắp đặt nghiêng 60 độ giúp trẻ em bớt vất vả khi leo. Nó cũng hỗ trợ người dân giảm bớt thời gian đi lại khi muốn đến làng khác. |
|
Nhiều phụ huynh vẫn không yên tâm và sẵn sàng bỏ thời gian đến xuống núi đón con. Một số người cẩn thận hơn còn buộc dây ngang hông con và giữ đầu dây còn lại trong quá trình di chuyển, đề phòng trường hợp con trượt chân. |
|
Để đảm bảo an toàn, trường quy định các học sinh chỉ được về nhà vào kỳ nghỉ hè, nghỉ đông và đợt tết cổ truyền của người dân tộc Di. |
|
Trước khi xuất phát, học sinh xếp hàng dưới chân núi, nghe giáo viên căn dặn một số lưu ý để giữ an toàn trên con đường về nhà. |
|
Mặc dù thang mới an toàn và tiết kiệm thời gian, những em nhỏ vẫn cảm thấy mệt mỏi trong quá trình di chuyển. Các em ngồi ngủ tạm bên vách núi cheo leo. |
|
Ba nam sinh tranh thủ rửa mặt, thư giãn trên đường từ trường về nhà. |
|
Ở những đoạn không có thang, học sinh phải cẩn thận bám vào các gờ đất, đá hoặc bụi cây để di chuyển. |
|
Ngôi làng Atuleer với 72 hộ dân nằm trên núi cao. Hàng tháng, học sinh trong làng phải vượt qua vách núi dựng đứng để đến trường. Các em ở lại trường 10 ngày rồi lại leo vách núi trở về và ở nhà trong 5 ngày trước khi tiếp tục hành trình tìm chữ nguy hiểm. |
|
Vào hồi tháng 5, trẻ em vùng núi ở Chiêu Giác sử dụng thang gỗ cũ kỹ để vượt qua vách núi cao 800 m. |
|
Tại một số đoạn, các em thậm chí chỉ bám vào dây leo và đối mặt nguy cơ mất mạng nếu lỡ bám phải dây mục nát. |