Gia đình ông Hồ Minh Quang là một trong số ít dòng tộc ở TP.HCM vẫn giữ được phong tục tự tay gói bánh tét đón Tết Nguyên đán.
Ngoài bánh chưng, bánh tét là một trong những món ẩm thực truyền thống không thể thiếu của người dân Nam Bộ vào mỗi dịp Tết Nguyên đán. |
|
Hàng năm, vào dịp Tết, gia đình ông Hồ Minh Quang (Phú Nhuận, TP.HCM) đều tổ chức gói bánh. Đây cũng là dịp để các thành viên trong nhà sum họp và lưu giữ nét đẹp văn hoá. |
|
Theo thời gian, nhân bánh được sáng tạo thành nhiều loại như chuối, dừa nhưng truyền thống nhất vẫn là nhân đậu xanh với thịt mỡ và trứng muối. |
|
Gạo nếp và đậu được nấu lên để làm lớp vỏ bao xung quanh nhân. |
|
Lớp đậu xanh bao quanh nhân thịt và trứng muối. |
|
Bánh tét được gói bằng lá chuối, cột bằng dây lạt. |
|
Bà Vân Nga cho biết đây là phong tục truyền thống đã được gia đình truyền lại từ đời cụ tổ. Đến nay, gia đình bà có 6 đời sinh sống trong ngôi nhà ba gian đậm nét văn hoá Việt này. |
|
Các thành viên trong gia đình quây quần gói bánh trên chiếc phản gỗ, cùng chia sẻ với nhau những câu chuyện về năm qua. |
|
Chị Khánh Uyên (cháu trong gia đình) tranh thủ công việc bận rộn những ngày giáp Tết ở cơ quan để về sum họp với gia đình, gói bánh tét. |
|
Cột bánh là công việc cần sự khéo léo và tỉ mỉ cao, đòi hỏi kinh nghiệm để làm sao cho đẹp, giúp định hình bánh. |
|
Nếu cột lỏng, bánh sẽ bị đổ ra, nhưng nếu quá chặt, bánh sẽ bị sống trong lúc nấu. |
|
Những đòn bánh tét đẹp dần được thành hình. |
|
Gia đình ba thế hệ vui vẻ gói bánh trong những ngày cận Tết. |
|
Bà Bạch Tuyết thích thú ngắm nhìn thành quả của cả gia đình. |
|
Bánh tét gói xong, chuẩn bị đem đi nấu. |
|
Từng đòn bánh được đặt cẩn thận vào chiếc nồi nước sôi to. |
|
Ông Minh Quang thêm lửa vào dưới nồi, đảm bảo ngọn lửa sẽ được giữ đều suốt quá trình nấu bánh kéo dài 10 giờ đồng hồ. |
|
Hình ảnh canh nồi nấu bánh tét ở miền Nam (hay bánh chưng ở miền Bắc) luôn là điều gần gũi, quen thuộc, nhắc nhớ người Việt về một cái Tết truyền thống. |