Đào rừng cổ thụ được người dân Văn Chấn (Yên Bái) cất công vận chuyển hơn 300km xuống Hà Nội.Theo chủ hộ kinh doanh trên đường Lạc Long Quân (Hà Nội), các gốc đào già năm nay có độ tuổi trung bình từ 20-30 năm do vậy có kích thước lớn hơn rất nhiều đào bình thường.
Nhìn chung các gốc đào rừng đề có kích thước to lớn, tán rộng, do vậy người dân phải tìm cách chèn chống để cảnh không bị lung lay hoặc đổ gẫy.
Đào rừng có tán tự nhiên, thời điểm này phần lớn các cành đều chưa ra hoa. Do chênh lệch nhiệt độ và khí hậu nên đào rừng Tây Bắc chậm nở hoa hơn các loại đào khác, tuy nhiên có thể sau rằm (khoảng 2 tuần nữa) đào sẽ bắt đầu nở hoa đều và đẹp. Bông hoa hiếm hoi nở sớm trên cành có màu hồng phớt, không đỏ rực như các giống đào thông thường khác.
Các gốc đào được ông Hà Văn Hoàn và gia đình chăm sóc kĩ lưỡng, mỗi ngày ông cùng các thành viên thay phiên nhau tưới nước cho gốc, cành để đào rừng được tươi và sướng trổ bông. Một số ít cành cây đã nảy lộc xanh mơn mởn vào thời điểm này. Ông Hà Văn Hoàn bên các gốc cây đào khủng đợi khách mua, giá mỗi cành đào rừng có già thành khác nhau phụ thuộc và kích thước, phom dáng nên không có giá cố định, dao động từ vài triệu lên tới cả vài chục triệu. Tuy nhiên ông Hoàn cũng cho biết nếu hoa nở quá sớm hoặc quá muộn thì khó có khách mua. Hoa nở sớm hay muộn còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Năm nay, nếu nền nhiệt tiếp tục ổn định, hoa sẽ nở đúng dịp Tết Nguyên đán. Gia đình ông Hoàn vận chuyển đào rừng xuống từ mùng 1 Dương lịch, để tiện chăm sóc và trông coi, cả gia đình ông phải sinh hoạt trong lều lán dựng tạm. Theo Cung Huyền - Tạ Quang (Lao Động)