Cây chết khô ở Hà Nội, nguy cơ đổ gãy khi giông gió

31/05/2023 14:13:13

Trên các tuyến phố Huế, Thể Giao (Hà Nội) xuất hiện cây lớn có dấu hiệu trụi lá, chết khô nhưng chưa được xử lý, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn khi giông gió.

Cây chết khô ở Hà Nội, nguy cơ đổ gãy khi giông gió
Theo ghi nhận của phóng viên tại khu vực trước số nhà 16 phố Thể Giao (quận Hai Bà Trưng), một cây cao khoảng 5m, đường kính 40cm, chết khô, thân cây mối mọt, vỏ cây bong tróc. Bà Lê Vân Tường sống ở khu vực này cho biết, cây này chết 6-7 năm rồi, cửa hàng của gia đình từng bị cành cây gãy rơi trúng. “Mùa mưa bão sắp đến, cây này có nguy cơ đổ, gãy gây nguy hiểm cho người đi đường và hộ dân sinh sống ở đây”, bà Tường chia sẻ.
Cây chết khô ở Hà Nội, nguy cơ đổ gãy khi giông gió - 1
Thân cây mục, thường xuyên có côn trùng làm tổ
Cây chết khô ở Hà Nội, nguy cơ đổ gãy khi giông gió - 2
Gốc cây mục nát, nguy cơ gãy đổ khi giông lốc, mưa bão.
Cây chết khô ở Hà Nội, nguy cơ đổ gãy khi giông gió - 3
Tại đoạn vỉa hè trước số nhà 24 phố Huế (quận Hai Bà Trưng), cây xà cừ cao khoảng 30m (ngang với ngôi nhà 6 tầng bên cạnh) bất ngờ trút lá nhiều ngày nay, nghi bị "bức tử".Tuyến đường phố Huế có lưu lượng phương tiện lớn mỗi ngày, nếu cây khô gãy đổ sẽ gây nguy hiểm cho người đi đường.
Cây chết khô ở Hà Nội, nguy cơ đổ gãy khi giông gió - 4
Cây xà cừ rụng lá, dấu hiệu chết khô dần.
Cây chết khô ở Hà Nội, nguy cơ đổ gãy khi giông gió - 5
Cùng trên phố Huế, trước số nhà 56B cũng có cây cao khoảng 10m đã chết khô, vỏ cây bong tróc chưa được chặt hạ.
Cây chết khô ở Hà Nội, nguy cơ đổ gãy khi giông gió - 6
Người dân ở đây cho biết, cây có dấu hiệu chết khô từ năm 2021, đã phản ánh tới chính quyền sở tại nhưng chưa thấy cơ quan chuyên môn xử lý. “Khu vực này có mật độ dân cư và lưu lượng phương tiện qua lại lớn. Cây chết khô như vậy thực sự tiềm ẩn nguy hiểm, đặc biệt là khi mùa mưa bão sắp tới”, anh Long (người dân trên địa bàn) chia sẻ.

Đại diện Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội cho biết, trung bình mỗi năm, khu vực nội thành Hà Nội có khoảng 300 cây chết. 

“Theo quy định, nếu phát hiện cây chết, sau khi hoàn tất các thủ tục công ty sẽ xử lý, trồng lại cây mới ngay. Những cây chết lâu mà chưa được xử lý là những cây có dấu hiệu bị hủy hoại. Với những cây này, công ty cắt gọn để đảm bảo an toàn trong thời gian chờ xác minh”, vị đại diện này cho hay. 

Theo N.Huyền (VietNamNet)

Nổi bật