Một ngày khi báo chí đưa thông tin Tổng cục TDTT cho biết sẽ buộc Phó Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn giải trình về việc bị tố cáo nhận hối lộ thì ông Tuấn đã lên đường dẫn vụ trưởng và vụ phó tổ chức Tổng cục TDTT sang Nhật để học hỏi về mô hình bóng đá chuyên nghiệp.
Câu chuyện trên khá là khôi hài và nhiều người tưởng là chuyện ngày Cá tháng Tư đối với Tổng cục TDTT. Hài hước vì ông Tuấn vừa trở về nước sau SEA Games 28 và đang bị buộc phải giải trình vụ bị tố cáo nhận hối lộ này, lại đích thân dẫn hai quan chức Tổng cục TDTT sang Nhật bằng kinh phí của VFF. Đã vậy đi tham quan và học về công tác tổ chức bóng đá chuyên nghiệp của Nhật thì cớ gì Tổng cục lại cử vụ trưởng và vụ phó tổ chức đi trong khi rất nhiều người làm công tác chuyên môn về bóng đá cần đi học tập thì lại ở nhà.
Ở đây, người dẫn đi đã lạ mà người đi theo cũng lạ và có vẻ không liên quan gì đến mục đích chuyến đi. Hơn nữa việc Tổng cục TDTT đồng ý để thuộc cấp của mình đang bị tố cáo và cần phải giải trình “hiên ngang” đi thực hiện “nhiệm vụ cao cả” khiến nhiều người không thể không nghi ngờ về thái độ xem thường dư luận.
|
Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Vương Bích Thắng và Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng. Ảnh: CTV
|
Thêm một vấn đề cũng quan trọng không kém đó là vừa qua Thường trực VFF đã tiến cử Phó Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn vào vị trí phó chủ tịch LĐBĐ Đông Nam Á (AFF) thay ông Dương Vũ Lâm thì Tổng cục TDTT cũng “cho qua”. Về công tác quản lý cán bộ nhà nước thì điều này là sai nguyên tắc bởi ông Tuấn còn là cán bộ cấp cao của Tổng cục TDTT đang bị tố cáo nhận hối lộ.
Qua vụ việc liên tiếp diễn ra trong thời gian ngắn đã cho thấy Tổng cục TDTT là cơ quan quản lý VFF về mặt nhà nước nhưng đã làm không đúng với trách nhiệm của mình.
Sau thành công của đoàn thể thao Việt Nam tại SEA Games 28, Tổng cục TDTT đã góp phần rất lớn vào việc định hướng và phát triển sức mạnh của thể thao nước nhà. Tuy nhiên, với bóng đá thì dư luận vẫn còn nghi ngờ khả năng chỉ đạo về mặt nhà nước của cơ quan trên qua nhiều dấu hỏi buộc người hâm mộ phải nghi ngờ về những chồng chéo hoặc mối quan hệ “trên mức tình cảm” giữa VFF và Tổng cục TDTT.
HLV Miura không muốn Công Phượng ra sân trận giao hữu gặp Myanmar tại Quảng Ninh Theo thông tin từ bộ phận chuyên môn của VFF, HLV Miura ban đầu có ý định đưa Công Phượng sang Thái Lan cùng đội tuyển Việt Nam tham dự vòng loại World Cup 2018. Tuy nhiên, trước sức ép của VFF về việc Công Phượng phải ra sân trong trận giao hữu trên sân Cẩm Phả để đáp ứng nhu cầu về thương mại, Công Phượng đã được để lại trong thành phần U-23 Việt Nam gặp U-23 Myanmar. Theo báo cáo của ban chuyên môn thì đấy cũng là một trong những lý do khi gặp lại nhau ở bán kết SEA Games 28, Công Phượng đã bị Myanmar phong tỏa các ngả đường nhận bóng và đi bóng bởi con bài này sớm bị lộ từ trận giao hữu. NG.HUY |
>> Giữa bão scandal, Phó chủ tịch VFF dẫn sếp đi Nhật
>> HLV Miura phải ra đi nếu U23 Việt Nam tiếp tục trắng tay? >> Ông Võ Quốc Thắng: “Chuyện Chủ tịch VFF nhận hối lộ là vớ vẩn”
>> Chủ tịch, phó chủ tịch VFF bị tố nhận hối lộ
Theo Nguyễn Nguyên (Pháp luật TPHCM)