Chủ nhà Malaysia gây ra nhiều bức xúc với tất cả các đoàn thể thao trong khu vực ở kỳ đại hội năm nay.
Sự cố diễn ra sau trận đấu bóng đá nam giữa U22 Malaysia và U22 Myanmar. Đây là trận quyết định cho vị trí nhất bảng. Malaysia giành chiến thắng 3-1 nhưng chả ai quan tâm đến kết quả trận đấu, vì ngay dưới khán đài là một trận đấu khác căng thẳng và kinh khủng hơn rất nhiều.
Đó là gương mặt sưng húp, bê bết máu của một CĐV Myanmar. CĐV này bị các CĐV nước chủ nhà aloxo hội đồng sau khi hai bên xảy ra tranh cãi vì tính căng thẳng của trận đấu. Tiếc cho anh cổ động viên Myanmar, vừa mất tiền vé máy bay đi xem đội tuyển thi đấu, vừa mất tiền viện phí để "đau" cùng thất bại nước nhà.
Các CĐV Myanmar đã rất bức xúc với cách "tiếp đãi" của nước chủ nhà. Điều này càng làm trầm trọng thêm sự tức giận của người Myanma khi trước đó trong một trận bóng đá nam khác, BTC Malaysia đã từ chối bán vé cho CĐV Myanmar, lấy lý do là đã hết vé. Hàng ngàn CĐV Myanmar đã phải đứng ở ngoài sân, leo lên cây hay tìm chỗ cao để nhìn vào sân xem thi đấu. Họ rất tức giận khi nhận thấy bên trong sân còn rất nhiều chỗ trống.
2. Vì là chủ nhà nên thích đấu ở bảng nào thì là chuyện của bọn anh
Vốn dĩ trên đời luôn tồn tại một quy luật, đó là nhập gia thì tuỳ tục. Ở đây trong trường hợp SEAGAMES lần này, "tục" của Malaysia là thích chơi ở đâu thì tự xếp ở đấy.
Trong khi các đội Việt Nam, Thái Lan và Indonesia phải vào chung một bảng có đến 6 đội thì chủ nhà Malaysia nhởn nhơ bắt bướm hái hoa ở bảng đấu chỉ có 5 đội, trong đó mạnh nhất là Myanmar. Mà các bạn biết đấy, Myanmar chưa bao giờ le lói trong bộ môn bóng đá bao giờ.
Malaysia không chỉ gặp đối thủ yếu, mà còn đá ít hơn so với bảng còn lại một trận, dẫn đến thể lực cầu thủ sung mãn khi bước vào bán kết. Trong khi cả Việt Nam, Indonesia, Thái Lan đều trầy vi tróc vẩy, và phải dốc hết sức ở lượt trận cuối để giành vé đi tiếp.
Quyết định quá đáng của Malaysia khiến Liên đoàn bóng đá các nước còn lại lên tiếng phản đối, nhưng bất thành.
3. Xử ép đội cầu mây Indonesia, nhầm quốc kỳ Indonesia
Hôm 21/8, đội tuyển cầu mây của Indonesia đã ức chế đến mức nhất quyết bỏ đấu để phản đối quyết định thiên vị chủ nhà của trọng tài. Nhưng rất buồn, quyết định này là dại dột lắm bởi ngay sau đó trọng tài xử luôn Malaysia thắng 2-0 và còn doạ phạt Indonesia vì tội nhõng nhẽo. Thể thao không có chỗ dành cho cách cư xử bánh bèo, trọng tài chỉ đơn giản là theo đuổi lý tưởng ấy.
Trước đó, nước chủ nhà còn in nhầm quốc kỳ Indonesia trong sổ lưu niệm Lễ khai mạc SEA Games 2017, khiến quan chức và người dân nước này nổi giận. Ngay sau lúc ấy, những quan chức thể thao cấp cao của Malaysia, cụ thể là Bộ trưởng bộ Thanh niên và Thể thao Malaysia đã phải đứng ra xin lỗi.
4. Trọng tài thiên vị nước chủ nhà ở môn boxing
Philippines là người chịu thiệt khi võ sĩ nước này, Carlo Paalam bị xử thua điểm trước võ sĩ Malaysia Muhamad Redzuan. Theo trang Rappler.com của Philippines thì võ sĩ Paalam, HC đồng giải vô địch trẻ thế giới 2016 mới là người áp đảo trong hầu hết thời gian trận đấu. Trong khi đó, võ sĩ chủ nhà dành phần lớn thời gian để phòng ngự nhưng cuối cùng lại được xử thắng. Cũng đúng, người nào biết nhẫn nhịn, biết chờ thời thì mới là kiệt xuất, thời buổi bây giờ sồn sồn lên thì giải quyết được gì, nhất là đánh nhau.
Nhiều CĐV Phlippines còn lên trang facebook chính thức của SEA Games 29 để phàn nàn về một trận đấu bóng rổ giữa Malaysia và Philippines vào hôm qua. Trọng tài đã xử ép khiến các CĐV Philippines bức xúc.
Một bình luận phàn nàn về trọng tài của người dân Philippines trên trang mạng của SEA Games 29.
5. Trao 2 HC vàng ở một nội dung
Đích thân Chủ tịch Liên đoàn TDDC Thái Lan Sarayuth Patanasak đã lên tiếng chỉ trích nước chủ nhà. Malaysia được gọi là gian lận 2 VĐV TDDC của nước này có cùng điểm số ở môn ngựa tay quay và qua đó cùng giành HC vàng. VĐV có điểm số thấp hơn người Thái Lan chỉ nhận HC đồng, không có HC bạc.
Ông Patanasak tố các trọng tài đã không công bố điểm ngay khi VĐV thi xong như thường lệ, mà đợi khi các VĐV thi hết mới công bố một lượt. Điều này khiến các đoàn nghi ngờ các trọng tài làm việc khuất tất. Ngoài ra, Malaysia chỉ mời một đại diện từ Liên đoàn Thể dục Thế giới đến điều hành giải cùng Liên đoàn Thể dục châu Á, thay vì phải mời ít nhất năm người theo luật.
6. Cua-rơ đi đường tắt về đích
Các cua-rơ Thái Lan mặc áo vàng ở SEA Games 29. |
Ở nội dung đua xe đạp 50km đồng đội nam tính giờ, Malaysia giành HC vàng nhưng không ai biết các cua-rơ của họ về đích lúc nào. Trước đó, các tay đua xe đạp của Thái Lan và Việt Nam so kè nhau trên đường về đích và không thấy bóng dáng của VĐV nước khác.
Vì là chủ nhà, nên các cua-rơ Malaysia rành địa hình thi đấu, biết lách luật trong khi các VĐV còn lại đi theo lộ trình đã vạch ra sẵn. Dù các VĐV Thái Lan rất bức xúc, đòi xem băng ghi hình nhưng BTC trả lời không quay phim nội dung đua xe đạp. Đây là một bài học đáng nhớ dành cho tất cả VĐV, ai bảo không đi tiền trạm, không khảo sát địa hình trước khi tham gia đua. Chủ nhà làm được thì mình cũng làm được, yên tâm đi.
7. "Cướp" HC vàng môn đi bộ của Việt Nam
Và lần gần nhất Malaysia khiến các nước láng giềng phẫn nộ là cách hành xử ở môn đi bộ vào hôm qua, 23/8. Phan Thị Bích Hà của Việt Nam đang dẫn đầu và gần về đích, thì sau đó Elena Goh Lin Ying của Malaysia bất ngờ lăng ba vi bộ vèo vèo về đích trong sự ngỡ ngàng của người đồng nghiệp đang lúi húi đi phía sau.
Các trọng tài giám sát đã bỏ qua cho VĐV chủ nhà, khiến Bích Hà chỉ có thể về nhì. VĐV của Việt Nam ức đến ứa nước mắt khi kết thúc phần thi.
Theo Bảo Bảo (Trí Thức Trẻ)