Theo đó, 9 CLB phản đối gồm có: Nam Định, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Sài Gòn FC, Bình Dương, SLNA, HAGL.
Thậm chí, Sài Gòn FC và Bình Dương còn đề nghị dừng V.League 2021 ngay ở thời điểm hiện tại, đồng thời trao cúp vô địch cho HAGL (đội đang dẫn đầu bảng sau 12 vòng đã đấu). Số còn lại đề nghị VPF cần có phương án hợp lý hơn.
Trong những ngày qua, lãnh đạo các đội bóng này đã nhiều lần lên tiếng trên truyền thông. Nguyên nhân chính khiến họ không đồng tình với phương án của VPF là bởi việc kéo dài giải đấu sẽ khiến các CLB gặp khó khăn tài chính (phải duy trì trả lương cầu thủ, đàm phán gia hạn hợp đồng với ngoại binh).
Đồng thời, chưa có cơ sở nào để khẳng định chắc chắn V.League 2021 sẽ có thể thi đấu trở lại vào tháng 2/2022.
3 đội bóng không công khai quan điểm là Viettel, Hà Nội FF và CLB TP.HCM. Trong khi đó, chỉ có 2 CLB đồng ý với phương án của VPF. Đó là Than Quảng Ninh và Bình Định.
Olympic Tokyo: Cung thủ hot girl Việt Nam 18 lần bắn điểm 10, lộ diện đối thủ ở vòng 1/32
Điều này khiến dư luận không khỏi bất ngờ bởi Than Quảng Ninh đang gặp nhiều khó khăn về tài chính. Đội bóng này tiếp tục nợ lương cầu thủ suốt 3 tháng qua, đồng thời chưa trả các khoản lót tay của mùa giải 2019, 2020. Nhiều cầu thủ dù đã rời đi nhưng vẫn còn bị Than Quang Ninh nợ hàng tỷ đồng.
Về phía VPF, trong công văn gửi đi để xin ý kiến các CLB, công ty này ghi rõ việc hủy giải sẽ dẫn đến việc phải đền bù hợp đồng với nhà tài trợ, đồng thời gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền bóng đá Việt Nam.
Trước mắt, VPF sẽ tổng hợp ý kiến của các đội bóng, gửi lên ban chấp hành VFF để các bên tiếp tục bàn bạc và tìm ra phương án cuối cùng.
Theo Linh Đan (Pháp Luật & Bạn Đọc)