Tên chính thức của cái gọi là Hội những fan hâm mộ Kim Jong Un là “Hiệp hội hữu nghị Triều Tiên”, viết tắt KFA. Đây là một mạng lưới toàn cầu gồm những người (đa số là người nước ngoài) ủng hộ nhiệt thành CHDCND Triều Tiên nói chung và lãnh đạo Kim Jong Un nói riêng.
Hoạt động chính của KFA là hướng tới việc thay đổi nhận thức của Thế giới đối với văn hóa, con người và đất nước Triều Tiên dưới sự lãnh đạo của Kim Jong Un. KFA có thể coi là “đại sứ hình ảnh” đặc biệt của Triều Tiên và lãnh đạo Kim Jong Un ở nước ngoài.
Khi Donald Trump và Kim Jong Un chuẩn bị gặp nhau tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai tại Hà Nội, Airul Qaiz, chắc chắn sẽ là người Singapore quan tâm sâu sát hơn hẳn những đồng hương của anh.
Airul, 26 tuổi, là người đứng đầu KFA chi nhánh Singapore, với đội ngũ gồm 50 thành viên. Airul khẳng định, như mọi nhánh khác của KFA, anh và các thành viên có liên hệ trực tiếp với Bình Nhưỡng
Lãnh đạo số 1 của Tổng đàn KFA, trong khi đó, là một người Tây Ban Nha có tên Alejandro Cao de Benós, người chưa từng giấu diếm sự ủng hộ mạnh mẽ của mình đối với Kim Jong Un cũng như đất nước Triều Tiên. Trang phục ưa thích của Alejandro là quân phục Triều Tiên.
Alejandro là quản lý tối cao của KFA, vốn sở hữu thành viên ở 120 quốc gia. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, Bình Nhưỡng chỉ công nhận khoảng 30 chi nhánh chính thức của KFA, trong đó có các chi ở Mỹ, Đức, Thái Lan, Tây Ban Nha và Singapore.
Hàng tháng, hoặc khi có các sự kiện quan trọng liên quan đến Kim Jong Un hoặc Triều Tiên, các chi nhánh KFA thường tổ chức các cuộc biểu tình (hòa bình), chiếu phim và hội thảo để thảo luận về tư tưởng xã hội chủ nghĩa, quyết sách kinh tế-chính trị… của Bình Nhưỡng.
Trở lại với lãnh đạo chi nhánh KFA ở Singapore, Airul cho biết anh hy vọng Thượng đỉnh Trump-Kim sẽ mang lại những mục tiêu tích cực lâu dài cho Bình Nhưỡng, đặc biệt là việc kết thúc toàn vẹn “chiến tranh Triều Tiên”.
Khi được hỏi tại sao bị “mê hoặc bởi Triều Tiên và Kim Jong Un”, Airul, người từng có 3 chuyến thăm dài ngày tại Triều Tiên trong đời, nói Thế giới, đặc biệt là người dân ở các quốc gia Tây Phương đang có cái nhìn lệnh lạch về CHDCND Triều Tiên và nhiệm vụ của KFA là đem tới sự thật về Triều Tiên, con người, văn hóa và đất nước này. Theo Airul “Triều Tiên là một đất nước tự cường, với những người dân đôn hậu và Kim là một lãnh đạo sáng suốt”. ”.
“Triều Tiên chịu các lệnh trừng phạt nặng nề cho chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng, và nhiều người trong số 25 triệu dân nước này họ sống trong cảnh đói kém và thiếu lương thực và nhiên liệu. Nhưng đó là chuyện quá khứ, những năm gần đây cuộc sống tại Triều Tiên đã thịnh vượng hơn rất nhiều nhờ sự phát triển của “công nghệ xám”, cùng tăng trưởng vô cùng tích cực của các hoạt động dịnh vụ nội địa” - Trevor Spencer, lãnh đạo chi nhánh KFA tại Canada cho biết.
Theo Spencer, mối quan hệ “đặc biệt” với Triều Tiên được thúc đẩy bởi trách nhiệm của anh đối với công lý xã hội, dựa trên kinh nghiệm của cá nhân Spencer trong các hoạt động thay đổi định kiến cộng đồng.
Sự tồn tại và hoạt động của KFA, từ nhiều năm qua, đã được công nhận bởi chính phủ Kim Jong Un. KFA được cho là có liên kết chặt chẽ với Ủy ban Quan hệ văn hóa Triều Tiên với nước ngoài. Đây là một cơ quan được điều hành bởi chính phủ Triều Tiên.
Alejandro, nhà lãnh đạo số 1 của KFA khẳng định “KFA là một tổ chức phi lợi nhuận, chúng tôi làm những việc mà chúng tôi tin rằng nó đúng và tốt cho nhận thức cộng đồng về Triều Tiên. Chúng tôi không nhận lương hay bất kì khoản đóng góp từ thiện nào từ bất kì tổ chức hay chính phủ nào trên Thế giới”.
“Triều Tiên vẫn là bí ẩn với đa số. Do đó, có nhiều hiểu lầm cũng như nhận thức sai lệch về cuộc sống và người dân đất nước này bất chấp những đổi thay xã hội tích cực đang diễn ra từng ngày ở Triều Tiên. KFA được cung cấp những thông tin chính xác từ Triều Tiên và nhiệm vụ của chúng tôi là quảng bá chúng ra Thế giới” – Alejandro cho biết.
THANH XUÂN (SHTT)