Vụ án gây phẫn nộ trong cộng đồng người Mỹ gốc Á: Đám cưới biến thành đám tang trong chốc lát, kẻ giết người ung dung hưởng cuộc sống tự do

01/07/2019 07:18:40

Hai kẻ sát nhân ung dung dành thời gian bên con cháu, theo đuổi sở thích của mình, còn nạn nhân thì mất mạng, hôn thê của anh mất đi người chồng tương lai và bố mẹ anh mất đi con trai yêu quý.

Ngày 27 tháng 6 năm 1982, bạn bè và gia đình đều vui mừng sửa soạn tham dự đám cưới của Vincent Chin. Nhưng không ngờ, sự kiện mà họ tham dự lại là đám tang của anh.

Vincent Chin là người con duy nhất của Bing Hing Chin, một cựu binh Thế chiến II với Lily Chin. Bing Hing Chin được phép đưa cô dâu người Trung Quốc của mình tới Mỹ nhờ những cống hiến của ông trong chiến tranh. Cặp vợ chồng họ Chin từng tràn trề hy vọng cùng nhau xây dựng mái ấm.

Sau khi Lily Chin sảy thai vào năm 1949, cặp vợ chồng quyết định nhận con nuôi. Họ nhận nuôi Vincent từ một trại trẻ mồ côi ở Trung Quốc vào năm 1961.

Phần lớn thời thơ ấu, Vincent Chin sống tại thành phố Highland Park, bang Michigan (Mỹ). Sau một lần cha anh bị cướp trên phố, cả gia đình quyết định chuyển đến thành phố Oak Park, bang Michigan. Vincent tốt nghiệp trường Trung học Oak Park năm 1973 và tiếp tục theo học Học viện Control Data. Ra trường, Vincent làm nghề vẽ phác thảo công nghiệp tại một công ty cung cấp ô tô có tên Efficient Engineering. Cuối tuần, anh làm thêm công việc phục vụ tại nhà hàng Golden Star.

Vụ án gây phẫn nộ trong cộng đồng người Mỹ gốc Á: Đám cưới biến thành đám tang trong chốc lát, kẻ giết người ung dung hưởng cuộc sống tự do
Vincent Chin là con nuôi của một cặp vợ chồng người Mỹ gốc Hoa.

Vincent Chin là con nuôi của một cặp vợ chồng người Mỹ gốc Hoa.

Vụ án gây phẫn nộ trong cộng đồng người Mỹ gốc Á: Đám cưới biến thành đám tang trong chốc lát, kẻ giết người ung dung hưởng cuộc sống tự do - 1

Đường tình duyên của Vincent dường như cũng không có gì phải phàn nàn. Anh cầu hôn bạn gái mình, Vickie Wong. Cả hai nhanh chóng đính hôn và dự định làm đám cưới vào ngày 27 tháng 6 năm1982. Đáng buồn thay, đó là một đám cưới không bao giờ diễn ra.

Ngày 19 tháng 6 năm 1982, Vincent Chin tổ chức tiệc độc thân của mình với một vài người bạn tại câu lạc bộ thoát y Fancy Pants. Chính tại đây, anh bị hai người đàn ông là Ronald Ebens và con trai riêng của ông ta, Michael Nitz tấn công.

Ebens là kẻ gây sự với Chin và bạn bè, ông ta hét lớn: "Chính vì lũ châu Á chúng mày mà bọn tao mất việc!". Lời mắng nhiếc sặc mùi phân biệt chủng tộc này xuất phát từ việc hai cha con Ebens và Nitz đổ lỗi cho Chin về thành công của ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản, dù thực tế là Chin là người Mỹ gốc Hoa, không phải người Nhật.

Vụ án gây phẫn nộ trong cộng đồng người Mỹ gốc Á: Đám cưới biến thành đám tang trong chốc lát, kẻ giết người ung dung hưởng cuộc sống tự do - 2
Vụ án nhận được sự quan tâm từ truyền thông.

Dù tình trạng suy thoái kinh tế trong khu vực là kết quả của hàng loạt sự kiện phức tạp xảy ra rất lâu trước khi Chin ra đời nhưng Ebens và Nitz không mấy để tâm. Cuộc cãi vã nảy lửa xảy ra sau đó khiến cả hai bên đều bị đuổi khỏi câu lạc bộ thoát y.

Thay vì bình tĩnh lại và về nhà, Ebens và Nitz lại lấy một cây gậy bóng chày rồi đi tìm Chin và bạn bè của anh, thậm chí họ còn trả cho một người đàn ông 20 USD để giúp tìm kiếm. Chin bị đánh đến nứt sọ, được đưa đến bệnh viện trong tình trạng hôn mê và qua đời bốn ngày sau đó vào ngày 23 tháng 6 năm 1982.

Khi Vincent Chin mất đi mạng sống cũng là lúc bi kịch khác bắt đầu. Vì không nhận thấy vụ án của Chin liên quan đến quyền công dân, thẩm phán Charles Kaufman đã đưa ra phán quyết cực kỳ khoan dung với kẻ phạm tội: không phạt tù, thay vào đó là 3 năm quản chế, 3.000 USD tiền phạt và 780 USD án phí. "Đây không phải kiểu người đáng bị phạt tù... Hình phạt đưa ra không phải để phù hợp với loại tội phạm, mà phải phù hợp với người phạm tội", ông Kaufman tuyên bố.

Trong khi đó, nhóm các nhà hoạt động American Citizens For Justice tin rằng, các luật dân quyền hiện hành nên được mở rộng áp dụng để bảo vệ người Mỹ gốc Á.

Điều này khiến nhiều người Mỹ gốc Á tức giận, thúc đẩy họ đâm đơn kiện Ebens và Nitz trong một vụ kiện dân sự liên bang. Cả Ebens và Nitz đều phải hầu tòa nhưng chỉ Ebens bị kết tội và bị kết án 25 năm tù, còn Nitz lại được tha bổng.

Vụ kiện dân sự được hòa giải vào năm 1987, Nitz và Ebens bị yêu cầu nộp phạt số tiền lần lượt là 50.000 USD và 1,5 triệu USD. Tuy nhiên sau đó, các bản án dân sự được lật lại trong một phiên tái xét xử. Ebens và Nitz không phải đối mặt với án tù vì hành vi ghê tởm của mình, nhưng vẫn phải đối mặt với khoản tiền bồi thường khổng lồ cho gia đình Chin. 35 năm sau, Ebens, lúc này 77 tuổi, vẫn nợ nhà họ Chin ước tính 8 triệu USD do lãi suất và các khoản chưa thanh toán.

Vụ án gây phẫn nộ trong cộng đồng người Mỹ gốc Á: Đám cưới biến thành đám tang trong chốc lát, kẻ giết người ung dung hưởng cuộc sống tự do - 3
Bà Lily Chin gục khóc bên mộ con trai nuôi.

Lily Chin đã qua đời, nhưng tất cả niềm hy vọng đòi lại công lý cho con trai mình thì đã chết trước đó rất lâu. Bà trở lại Trung Quốc vào năm 1987, bởi cuộc sống ở Mỹ gợi nhắc bà về thảm kịch khủng khiếp xảy ra với gia đình mình.

"Đây là luật pháp kiểu gì? Công lý kiểu gì vậy? Chuyện này xảy ra chỉ vì con trai tôi là người Trung Quốc. Nếu hai người Trung Quốc giết một người da trắng, ắt họ sẽ phải ngồi tù, thậm chí ngồi tù cả đời. Đất nước này bị làm sao thật rồi", Lily Chin đau khổ nói trước tòa.

Đối với cộng đồng người Mỹ gốc Á, Vincent Chin trở thành câu chuyện tâm điểm vào tháng 6 hàng năm - nhưng không phải vì chương trình giảng dạy ở trường công buộc trẻ em phải học về Vincent hay vì các giáo sư thích nói về anh khi thảo luận các sự kiện văn hóa quan trọng, mà bởi vụ án Vincent Chin đã gây tác động lớn tới cộng đồng người Mỹ gốc Á - những người giờ đây đã được luật dân quyền mở rộng của Mỹ bảo vệ.

Vụ án gây phẫn nộ trong cộng đồng người Mỹ gốc Á: Đám cưới biến thành đám tang trong chốc lát, kẻ giết người ung dung hưởng cuộc sống tự do - 4

Câu chuyện về Vincent Chin không chỉ là câu chuyện cho những người Mỹ gốc Á, mà còn là câu chuyện nên được kể cho người Mỹ thuộc mọi nguồn gốc. Như Helen Zia, một trong những người sáng lập nhóm American Citizens For Justice từng nói: "Vincent Chin là người Mỹ gốc Á đầu tiên có vụ án được tiến hành dưới sự bảo hộ theo luật dân quyền liên bang. Người nhập cư là một vấn đề ngày càng nóng, bạn có thể tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu người nhập cư không được bảo vệ bởi luật dân quyền liên bang? Vụ án Vincent Chin không chỉ là điều nên nhớ với cộng đồng người Mỹ gốc Á, mà còn với tất cả người Mỹ".

Ngày nay, Vincent Chin lẽ ra đã ngoài 60 tuổi, đang tận hưởng quãng thời gian bên con cháu sau khi giã từ sự nghiệp theo ngành kỹ thuật. Vincent cũng có sở thích, lẽ ra có thể theo đuổi sở thích của mình và cùng vợ mình vun đắp những ước mơ. Họ lẽ ra đã có thể đi du lịch, ngắm nhìn thế giới và cùng nhau tạo ra những kỷ niệm vui vẻ, giống như bất cứ gia đình bình dị nào. Nhưng cuộc sống của Vincent đột ngột bị tước đoạt ở tuổi 27 bởi hai gã đàn ông thoát khỏi tội giết người. Hai kẻ này ung dung dành thời gian bên con cháu, theo đuổi sở thích của mình và tạo ra những kỷ niệm hạnh phúc với những người thân yêu, trong khi Vincent mất mạng, hôn thê của anh mất đi người chồng tương lai, và bố mẹ anh mất đi con trai của mình.

Dù cho Chin không còn trên cõi đời này nữa, nhưng di sản anh để lại vẫn còn đó, giúp mở rộng sự bảo vệ pháp lý cho những người Mỹ yếu thế, thiệt thòi.

Theo L.T (Helino)